Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức
421 View
Mã ID: 1507
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về trò chơi cướp cờ.
Dàn ý Thuyết minh về trò chơi cướp cờ
a. Mở bài:
– Giới thiệu về trò chơi dân gian cướp cờ.b. Thân bài:
– Nguồn gốc của trò chơi cướp cờ. – Giải thích cái tên của trò chơi: Tại sao gọi là cướp cờ? – Đối tượng tham gia chơi. – Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…). – Cách thức tổ chức trò chơi. – Cách thức chơi.c. Kết bài:
– Cảm nghĩ về trò chơi dân gian cướp cờ. – Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam.MẪU VĂN
Thuyết minh về trò chơi cướp cờ - mẫu 1
Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi cướp cờ. Trò chơi cướp cờ là trò chơi dân gian rất phổ biến dành cho trẻ em, nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể, mang lại cho trẻ những tiếng cười vui vẻ, thư giãn sau giờ học ở căng thẳng. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều ý nghĩa và lợi ích cho các bạn nhỏ như: Khi trẻ tham gia trò chơi cướp cờ sẽ luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh, khéo léo và rèn luyện sự nhanh nhẹn để dành được chiến thắng. Ngoài ra trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết, các bạn sẽ được giao tiếp với nhau nhiều hơn tăng tình thân mến. Khi tham gia trò chơi, chúng ta cần lưu ý những chuẩn bị về người chơi, khu vực tổ chức và dụng cụ tham gia trò chơi. Số lượng người chơi tham gia chơi thường từ 8-10 người. Chia làm 2 đội với số thành viên mỗi đội bằng nhau. Khu vực chơi cần phải có 1 khuôn viên rộng, bằng phẳng không có chướng ngại vật (như ở các sân trường, sân nhà văn hóa, ủy ban.,). Tổ chức trò chơi cần chuẩn bị một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ, khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số. Luật chơi như sau: Khi đang cắm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc. Nếu có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. Trong trường hợp gọi nhiều số lên một lúc thì số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác (số 1 đội bạn cướp được cờ thì số 1 bên mình phải là người dồn theo chạm vào, số 2 đứng gần chạm được cũng không được tính. Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ và khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau. Cướp cờ là một trò chơi tập thể phối hợp đồng đội rất bổ ích. Nó vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, vừa giúp gắn kết xây dựng tình bạn đẹp. Do đó, người lớn nên tạo điều kiện tổ chức chơi cướp cờ hoặc các trò chơi tập thể khác cho trẻ. [caption id="attachment_24031" align="alignnone" width="722"] Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức[/caption]Thuyết minh về trò chơi cướp cờ - mẫu 2
Trong xã hội hiện đại và ngày càng phát triển, các trò chơi dân gian của nước ta lại ngày một mai một. Trẻ em thường thích chơi máy tính, xem ti vi, cầm điện thoại, thay vì ra ngoài hoạt động và vui chơi. Tuy nhiên, trong số đó, thì trò chơi cướp cờ là một trong số những trò chơi dân gian vẫn còn được phổ biến, đặc biệt trong các giờ học, giờ ra chơi hay các hoạt động ngoại khóa, tập thể. Cướp cờ là 1 trong những trò chơi dân gian về hoạt động thể lực được nhiều người yêu thích. Cách chơi trò này đơn giản nhưng đòi hỏi sự nhanh nhẹn của người chơi. Cướp cờ là một trò chơi dân gian kết hợp đồng đội rất phổ biến đối với trẻ em, nhất là các thể hệ 8x và đầu 9x. Nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể như sinh hoạt thiếu nhi thôn, xóm, xã, phường nhằm mục đích tạo không khí thoải mái, kết nối mọi người trong một tập thể với nhau. Hoặc có thể chỉ là một nhóm tập hợp lại cùng chơi với nhau. Vì là trò chơi dân gian, truyền miệng nên không ai biết nó có từ bao giờ, ai tạo ra hay lấy cảm hứng từ đâu. Mọi người chơi thấy hay rồi tự chia sẻ với người khác mà thôi. Đây là trò chơi dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Từ học sinh mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay thậm chí là sinh viên,… trong các hoạt động tập thể thì đều có thể tham gia trò này. Số lượng người chơi không giới hạn nhưng phải là số chẵn để chia thành 2 đội chơi. Thông thường sẽ có từ 5 đến 15 người/ đội. Trò này cần không gian sân rộng, bằng phẳng và không có chướng ngại vật cản đường, dùng phấn hay bất kỳ cái gì có thể sử dụng để tạo vạch ngăn cách mà không ảnh hưởng đến được chạy. Trò cướp cờ có cách chơi tương đối đơn giản, người chơi sẽ chia làm hai đội, mỗi đội bao nhiêu người tùy ý và chia theo số thứ tự 1,2,3,4,5… Khi người điều khiển hô số thứ tự của người nào thì người đó chạy lên cướp cờ. Người điều khiển gọi ai về người đó phải về, mỗi lượt chơi có thể có nhiều người chơi. Người đầu tiên cướp được “ cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “ cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Có thể giới hạn một số lượng lượt gọi nhất định. Ví dụ: 20 lượt. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc. Trò chơi cướp cờ cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác giật mình và buồn rười rượi.Thuyết minh về trò chơi cướp cờ - mẫu 3
Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi cướp cờ. Trò chơi cướp cờ luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh, khéo léo và biết “lừa” đối phương để giành chiến thắng. Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý lắng nghe và phối hợp giữa các trẻ trong một tập thể khi chơi. Vì là trò chơi dân gian, truyền miệng nên không ai biết nó có từ bao giờ, ai tạo ra hay lấy cảm hứng từ đâu. Mọi người chơi thấy hay rồi tự chia sẻ với người khác mà thôi. Đây là trò chơi dân gian không hạn chế người chơi. Tuy nhiên, vì phải chia thành hai đội nên cần có chẵn người chơi. Mỗi đội thường có từ 3-5 thành viên. Ngoài ra, cần cử ra một người khác đóng vai trò là quản trò. Do là trò chơi vận động, nên để chơi cướp cờ, nên chọn không gian rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng. Thường là sân trường, sân thể dục, sân chơi. Trước khi bắt đầu, cần chọn vật làm “cờ”, đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Thực tế, có thể sử dụng cành cây, khăn đỏ, mảnh vải… để đóng vai trò là “ cờ”. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 - 25 cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ 2 đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội. Mỗi đội sẽ đứng hàng ngang dọc theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ 1 đến hết. Mỗi người cần nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, đóng vai trò là người điều khiển, lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “ cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “ cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “ cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Có thể giới hạn một số lượng lượt gọi nhất định. Ví dụ: 20 lượt. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc. Để tránh gặp chấn thương và mâu thuẫn khi chơi, cần chú ý những điều sau: Chọn địa điểm bằng phẳng, không có các vật nguy hiểm xung quanh, không chơi ở nói có nhiều xe cộ qua lại. Thống nhất luật chơi trước khi chơi: số lượt chơi, cách tính điểm, hình phạt,… Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi cướp cờ chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Phương pháp giải toán Con lắc đơn
312 View