Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGƯỜI CHA TRONG "VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức
500 View
Mã ID: 1389
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGƯỜI CHA TRONG "VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ".
Dàn ý Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vậtVĂN MẪU
Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 1
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha. Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha. Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”… Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết. Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. [caption id="attachment_23717" align="alignnone" width="378"] Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGƯỜI CHA TRONG "VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức[/caption]Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 2
Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống. Trong đoạn trích, người bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Đầu tiên, bố cho cậu bé chơi trò chơi về xúc giác, với địa điểm tại vườn hoa, câu đố của bố là con cần nhắm mắt, chạm từng bông hoa và đoán loại hoa. Tuy lần đầu con luôn nói sai, bố vẫn nói không sao cả, dần dần sẽ đúng, vài lần sau, người bố càng nở nụ người khen con tiến bộ. Một hôm khác, khi cậu bé đoán đúng 3 loại, bố khích lệ vô cùng đáng yêu: "Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!". Với sự nỗ lực của bản thân và lời động viên của bố, người con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác. Đến trò chơi thính giác, người bố muốn con xác định người và vậy ở đâu tại vườn hoa và cả trong nhà. Ban đầu khi đố, bố luôn thử "Bố thấy con hé mắt!" "Thật không?", để con tự giác chơi một cách công bằng. "Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!. Khi chơi trò xác định khoảng cách, người bố đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, tuy con không đoán được, nhưng bố đều lấy thước đo khoảng cách đàng hoàng, điều này cho thấy người cha đặt tính công bằng, chính xác lên hàng đầu. Dạy con biết chơi công bằng, dạy con về khoảng cách. Sau mỗi lần chơi phân biệt tiếng chân và chủ nhân của nó, bố đều đích thân xác nhận lại, cuối cùng để cậu bé được công nhận sự cố gắng, chiến thắng tất cả trò chơi. Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Dễ nhận thấy, những bài học mà bố đã dạy chính là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quên đi – bài học về tình yêu con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình.Phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - mẫu 3
Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Trần Ngọc Thuần gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa. Qua văn bản, em cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Trong ngôi nhà của nhân vật “tôi” có một khu vườn rộng lớn nhiều loài cây, loài hoa. Mỗi buổi chiều ra đồng về, “tôi” lại theo bố ra vườn tưới cây. Sau đó, người bố thường bảo cậu nhắm mắt lại, đi đến chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần thử thách, cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Tiếp đến, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác. Bố sẽ đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”. Người chú ban đầu không tin, nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình. Sau đó, lại một trò chơi khác được nghĩ ra. Thay vì được chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Nhân vật tôi nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Qua những trò chơi này, người bố đã giúp đứa con có thêm nhiều thời gian để trải nghiệm. Tôi đã biết quan tâm, trân trọng từng bông hoa, ngọn cỏ trong khu vườn. Câu chuyện tiếp theo là về việc thằng Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng - thằng Tý: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra rằng dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình. Người cha trong đoạn trích được tác giả xây dựng qua hành động, lời nói, luôn song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên cũng là nơi mà người cha chọn để dạy con những bài học thông qua các trò chơi. Đây là mong muốn của tác giả trong thời buổi công nghệ số, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian dạy con những bài học thực tế, cùng con sống lành mạnh, chan hòa với thiên nhiên thay vì gắn liền với những thiết bị công nghệ thông minh khác. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm, dành thời gian cho con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Cũng từ đó, em cũng rút ra bài học cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, Dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn