Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN CÒ TRONG "ĐI LẤY MẬT" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức

Mã ID: 1388

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN CÒ TRONG "ĐI LẤY MẬT" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Đề bài: Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật".

Dàn ý Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

MẪU VĂN

Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 1

Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị. “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An. An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá. Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được. Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệttrong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh. Đối với nhân vật Cò, cậu bé này đối với An tuy cùng tuổi nhưng lại có tương đối nhiều điểm khác biệt. Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Hoàn toàn có thể khẳng định được như vậy là bởi cậu bé có những hiểu biết về rừng, về cách phân biệt nhiều loài ong, chim khác nhau. Khác với An mệt mỏi phải dừng lại nghỉ, thì Cò đội trên đầu cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt. Mọi hành động đều cho thấy Cò là một cậu bé tinh nghịch, giàu năng lượng, lúc nghỉ ngơi, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực; hay thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, rồi lại tự giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện. Khi thấy An chịu thua câu đố, Cò đắc ý, vênh mặt tự tin về những hiểu biết của mình. Cò giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”. Qua đoạn trích, bên cạnh con người và núi rừng phương Nam để lại cho em ấn tượng vô cùng đặc biệt. Thiên nhiên núi rừng tràn đầy nhựa sống, hùng vĩ, hoang sơ. Con người chăm chỉ lao động và có nhiều kinh nghiệm với nghề… thì hai bạn nhỏ An và Cò cũng để lại nhiều ấn tượng đặc biệt. Cũng nhờ hai cậu bé, người đọc như được khám phá đất rừng phương Nam qua hai vị hướng dẫn viên đặc biệt. [caption id="attachment_23714" align="alignnone" width="648"]Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN CÒ TRONG "ĐI LẤY MẬT" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức Văn mẫu PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN CÒ TRONG "ĐI LẤY MẬT" văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức[/caption]

Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 2

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Trong chương trình phổ thông, em được học đoạn trích “Đi lấy mật”, cũng chính là tên chương 9, kể lại một lần An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Bằng việc đọc hiểu đoạn trích này, em không chỉ cảm nhận được cảnh sắc đất rừng phương Nam đặc sắc, mà còn cảm nhận được những nét đặc biệt trong tính cách, hình dáng, cử chỉ của hai nhân vật An và Cò. Văn bản Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong đoạn trích có 4 nhân vật gồm tía nuôi, má nuôi An, An và Cò, với mối quan hệ hết sức đặc biệt: Cò là con đẻ của tía má, An là con nuôi của tía má. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. An là một cậu bé thông minh với những hiểu biết, cảm nhận vô cùng tinh tế. Qua cái nhìn của nhân vật An, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc. Cũng từ quan sát của An, tía nuôi hiện lên là một người cha chu đáo, tận tình, qua tâm đến con từ những chi tiết nhỏ. Ông thậm chí nghe tiếng thở của An để nhận ra con đang mệt, ra hiệu cho các con dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống, trên đường đi thì phát quang những bụi gai để mở đường cho các con theo sau. Đáp lại tình cảm của tía, má nuôi, An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, lễ độ, cậu bé lắng nghe và lễ phép với cha mẹ. Từ đó, An cũng học được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ cả tía và má. Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Khác với sự hiền lành của An, Cò lại là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở núi rừng U Minh. Cũng vì là người dân bản địa, Cò vô cùng nhanh nhẹn, lanh lợi, hoạt bát. Lợi thế này cũng giúp cho Cò “lên mặt” với cậu bạn cùng nhà An ít nhiều lần. Cùng đi vào rừng lấy mật, nhưng Cò giàu năng lượng và mạnh mẽ hơn An khá nhiều, cậu bé đội cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt. Khi dừng lại nghỉ, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực, lúc thì thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện… Tất cả những miêu tả của tác giả đều giúp người đọc hình dung ra một cậu bé thuộc về U Minh, sinh ra tại đất rừng phương Nam nên cậu biết rõ nơi đây như lòng mình vậy. Từ câu chuyện của mẹ, cậu bé An bộc lộ những hiểu biết của mình về cách lấy mật, nuôi ong ở khắp nơi trên thế giới. Nếu người La Mã xưa nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ xây tổ ong bằn đất nung, treo lên cành cây, người Ai Cập làm tổ ong bằng sành, hình ống dài, xếp lên nhau trên bãi cỏ, ở châu Phi người ta đục ruỗng thân cây, vít kín hai đầu, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu, Xứ Tây Âu bện tổ ong bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…thì người U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt: Tính toán, gác kèo để ong rừng tự bay về làm tổ, quá trình gác kèo cũng cần kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết. Cách lấy mật này đòi hỏi kinh nghiệm, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng thất bại. Tất cả những chi tiết từ câu chuyện của mẹ đã cho ta thấy An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, thích quan sát và yêu thiên nhiên. Cả hai cậu bé An và Cò đều có nhiều nét đặc biệt, thú vị trong ngoại hình, cử chỉ, tích cách. Dẫu vậy, khi đồng hành cùng An và Cò trong hành trình “đi lấy mật”, người đọc như được tham quan, trải nghiệm đất rừng U Minh đẹp diệu kì với hai vị “hướng dẫn viên” đặc biệt.

Phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật - mẫu 3

Đất rừng phương nam là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh Tây Nam, Việt Nam vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở về xâm chiếm miền Nam.​Trong chuyến lưu lạc của mình An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người, trong đó phải kể đến tía, má nuôi và Cò. Trong đoạn trích từ chương 9, “Đi lấy mật” là hành trình vào rừng lấy mật, “ăn ong” của ba cha con, hai nhân vật An và Cò đã đưa người đọc tới những trải nghiệm thú vị nơi đất rừng U Minh. Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chính là nhân vật An, cậu bé xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực. Cũng nhờ đó, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Tác phẩm đã tái hiện một vẻ đẹp trù phú, sống động vô cùng của núi rừng, là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài… Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc. Trong mắt An, tía nuôi của mình hiện lên là một người cha luôn yêu thương và quan tâm con cái, không cần quay lại, chỉ cần nghe “tôi” thở thôi cũng cảm nhận được cậu đang mệt và cần được nghỉ ngơi. Tía đi trước hai anh em, Bên hông lủng lẳng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường đứt ra một bên để lấy lối đi. Trong lúc chỉ An về phía cây có con ong mật, tía nuôi đang âm thầm truyền dạy cho con những kinh nghiệm quý báu trong công việc. Bên cạnh người tía nuôi ấm áp, An cũng có những suy nghĩ, quan sát về người bạn đồng hành của mình – Cò. Cò là một cậu bé sinh ra và thuộc về vùng đất U Minh này, nên cậu bé vô cùng lanh lợi, nhanh nhẹn, lém lỉnh. An miêu tả “thằng Cò” đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tuy đội thúng to, nhưng cặp chân của “nó” như bộ giò nai, đên mức “lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!” Dường như Cò không hề mệt mỏi, cậu bé đã quá quen với địa hình nơi này, cũng đã đi rừng cùng cha rất nhiều lần, Cò giàu năng lượng và yêu công việc này cùng tía. Cò là cậu bé tự tin, lém lỉnh. Cậu bé rất thích thú khi thể hiện sự hiểu biết vượt trội của mình với một người mới đi rừng như An. Việc này thể hiện ở chi tiết Cò liên tục đặt ra những câu đố, những lần cậu bé vênh mặt khi An chịu thua, tỏ ra bình thản khi An reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp mắt… Tưởng chừng sự tự tin này khiến Cò trở thành một cậu bé tự đắc, nhưng ngược lại, Cò hiện lên là một nhân vật nhanh nhẹn và có nét đáng yêu riêng. Cậu bé giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó. Nếu An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi và khám phá, thường có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc…thì Cò lại là một cậu bé lanh lợi, thạo việc, giàu năng lượng và ấm áp. Cả hai nhân vật này đều mang lại cho người đọc những cảm giác dễ chịu, thú vị khi đồng hành cùng đoạn trích “Đi lấy mật”, học hỏi thêm những kinh nghiệm đặc biệt trong lao động của người dân nơi đây.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề cương ôn thi HK2 Lịch sử 12 năm 2024 theo từng mức độ
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lịch Sử năm học 2023-2024 - Đề 12
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Vật Lý phát triển từ đề minh hoạ – Đề 3
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 46)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 46)

405 View

650 câu trắc nghiệm nguyên hàm tích phân và ứng dụng

650 câu trắc nghiệm nguyên hàm tích phân và ứng dụng

319 View

Đề giữa kỳ 1 Toán 11 năm 2023-2024 trường THPT Lương Ngọc Quyến-Thái Nguyên
Bộ Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 12 Năm Học 2023-2024 Có Đáp Án

Bộ Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 12 Năm Học 2023-2024 Có Đáp Án

351 View

7 đề thi môn Hóa 12 học kỳ 2 có đáp án

7 đề thi môn Hóa 12 học kỳ 2 có đáp án

220 View

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Ngữ Văn THPT có đáp án

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Ngữ Văn THPT có đáp án

648 View

45 đề thi thử Tiếng Anh THPT Quốc gia 2023 giống đề thi chính thức
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai