Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THẬT THÀ TRUNG THỰC TRONG ĐỜI SỐNG văn mẫu 4 SGK
80 View
Mã ID: 2247
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THẬT THÀ TRUNG THỰC TRONG ĐỜI SỐNG văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Kể câu chuyện về chủ đề thạt thà, trung thực trong đời sống.
Dàn ý Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống
Dàn ý - mẫu 1
1. Mở bài - Giới thiệu về câu chuyện mà em định tả - Dẫn dắt vào vấn để 2. Thân bài - Kể lại câu chuyện đó theo trình tự mở đầu – diễn biến – kết thúc - Rút ra giá trị của sự thật thà trung thực trong câu chuyện đó. 3. Kết bài -Cảm nhận của em về câu chuyện và về lòng tung thực. [caption id="attachment_26291" align="alignnone" width="747"] Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THẬT THÀ TRUNG THỰC TRONG ĐỜI SỐNG văn mẫu 4 SGK[/caption]MẪU VĂN
Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 1
Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng. Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa: - Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà! Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít: - May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm! Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về. Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 2
Hôm ấy là ngày kiểm tra học kì môn Toán. Em đọc đề bài và chỉ làm được một câu duy nhất. Em cắn bút đọc đi, đọc lại đề bài, không có một tý kiến thức nào lóe lên trong đầu. Em không đổi được đơn vị, không biết toán giải làm mấy bước tính. Cả cái hình vẽ tam giác, tứ giác cũng rối mù, rối tinh lên. Em nhìn xung quanh: các bạn cắm cúi viết, đưa tay nhẩm tính. Chỉ có mình em ngơ ngác, dốt đặc. Em chưa biết tính sao thì một tờ giấy tròn vo lăn nhẹ dưới chân. Em nhặt viên giấy, mở ra xem. Đầu trang giấy là dòng chữ: “Bạn viết nhanh lên. Sắp hết giờ rồi!”, dưới đó là bài giải đề bài đang kiểm tra. Thế này là tốt hay tệ đây? Em tự hỏi mình rồi quyết định gấp tờ giấy vuông lại. Em không thể trả lại tờ giấy được vì thầy giáo xem thi sẽ phạt. Hồi lâu, chuông báo hết giờ vang lên. Em nộp bài làm chỉ có một câu của mình rồi thu xếp ra về. Đóng cặp lại, ngẩng đầu lên, em thấy Hùng đứng trước bàn mình. Hùng hỏi: – Bạn chép kịp không? Em chia tờ giấy gấp vuông đưa trả lại cho Hùng nói nhỏ: – Cảm ơn bạn nhưng mình không chép một câu nào cả. Mình làm được câu tính cộng mà thôi! Hùng tròn mắt: – Bạn sẽ không đạt điểm tốt trong kì thi. Em gật đầu: – Mình sẽ tự học và phải học chăm chỉ. Còn đến ba kỳ thi nữa cơ mà. Bài kiểm tra lần ấy em chỉ đạt một điểm và một dấu chấm hỏi. Anh trai em suýt cho em một trận đòn dữ. Em chỉ nói rất nhỏ: – Em xin hứa sẽ tự học chăm chỉ. Em bắt đầu học và làm bài tập từ tiết đầu của năm học. Chỗ nào không hiểu em hỏi anh trai em. Ba lần thi sau. Em đều đạt điểm mười. Chuyện xảy ra từ hồi em học lớp ba. Cái điểm một lần thi ấy làm các bạn thắc mắc. có bạn cười nhạo em. Riêng em,em vui vì mình đã quyết định đúng theo lời cô giáo dạy: “Phải trung thực khi làm bài!”.Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 3
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực. Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa. Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng. Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà. Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều. Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị. Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em. Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THẬT THÀ TRUNG THỰC TRONG ĐỜI SỐNG văn mẫu 4 SGKKể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 4
Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt. Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu: – Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được. Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói: – Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta. Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố: – Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 5
Em đã được đọc rất nhiều truyện cổ tích, truyện thiếu nhi. Một câu chuyện mà em nhớ mãi đó là chuyện Ba lưỡi rìu. Câu chuyện nói về lòng trung thực của con người. Con người ấy là anh tiều phu cùng kiệt ở một làng xa xôi nọ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu đốn củi để sống qua ngày. Một hôm, anh chặt củi bên bờ sông. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, văng lưỡi rìu xuống đáy sông. Anh tiều phu buồn rầu than thở: – Khổ quá! Mình chỉ có mỗi chiếc rìu này, giờ đã mất, biết sống sao đây? Vừa lúc đó, một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện. Cụ già bảo: Thôi, con đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm được chiếc rìu ấy. Nói xong, cụ già nhảy tõm xuống nước. Anh tiều phu chưa hết ngạc nhiên thì cụ già đã ngoi lên mặt nước, tay cầm lưỡi rìu bằng vàng và hỏi: – Cái này có phải của con không? Anh tiều phu đáp: – Không! Thưa cụ, cái rìu vàng này không phải của con. Cụ già lại lặn xuống nước, sau đó ngồi lên, trong tay cầm lưỡi rìu bằng bạc sáng lóa. Cụ đưa lưỡi rìu lên và nói: – Cái này chắc là của con rồi! Anh tiều phu lễ phép thưa: – Không, cũng không phải của con cụ ạ! Lưỡi rìu của con bằng sắt. Lần thứ ba, cụ già lại lặn xuống và đem lên một lưỡi rìu bằng sắt cũ kỹ và hỏi: – Thế còn cái này? Anh tiều phu kêu lên: – Cái này mới là rìu của con đấy ạ? Cụ già tươi cười trao lưỡi rìu cho anh tiều phu. Anh quỳ xuống cảm ơn cụ và đưa hai tay đỡ lấy lưỡi rìu. Cụ già xoa đầu anh và khen: – Con là người thật thà, trung thực. Con không tham lam những gì không phải của mình. Vì thế ta thưởng cho con chiếc rìu vàng và chiếc rìu bạc kia. Con hãy nhận lấy! Thế là anh tiều phu cùng kiệt khó nhưng trung thực ấy đã có được hai chiếc rìu quý. Còn cụ già tốt bụng kia chính là ông tiên thường xuống trần gian để thử lòng dạ con người và cứu giúp người cùng kiệt khó.Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 6
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ. Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở. Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi: - Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy? Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ: - Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ! Ông cụ đáp lời chàng tiều phu: - Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo: – Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ: – Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ. Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu: - Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo: - Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ. Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi: -Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không! Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng: - Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày. Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen: Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận. Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ".Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 7
Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý. Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”. Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành. Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình. Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng. Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THẬT THÀ TRUNG THỰC TRONG ĐỜI SỐNG văn mẫu 4 SGKKể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 8
“Báo mới, báo mới với những tin hot nhất đây!”. Đó là tiếng rao của một bạn bán báo chừng tuổi em, mà ngày nào đi học qua trung tâm thương mại thị xã em nghe rất quen thuộc. Em không biết tên bạn ấy cũng như không biết nhà bạn ấy ở đâu. Nhưng tiếng rao của bạn ấy rất hay nên em và Hùng thường hay dừng lại vài phút để xem bạn ấy rao báo, và đưa từng tờ báo vào từng bạn café mời: “Ông bà, chú bác mua táo tiền phong, pháp luật, bóng đá, báo anh ninh thủ đô, báo an ninh thế giới với những tin tức nóng nhất ạ!”… Lời mời vừa nhẹ nhàng vừa tha thiết khiến nhiều khách hàng không có ý định mua báo cũng phải xiêu lòng mà mua cho một tờ báo. Bỗng có tiếng gọi từ bán kế bên: “Này, cháu bán cho chú tờ an ninh thủ đô với tờ báo pháp luật”. Đó là một ông cụ ăn mặc rất đẹp, khuôn mặt phúc hậu với mái tác bạc trắng cùng làn da hồng. Cậu bé chạy lại liền rút hai tờ báo như ông cụ: “dạ, báo của ông đây ạ!”. Ông cụ cầm hai tờ báo rồi hỏi: “hết bao nhiêu tiền vậy cháu?” Cậu bé nhanh nhẹn nói: “Của ông hết 20 nghìn đồng ạ!”. Ông cụ rút tờ 20 nghìn đồng mới tinh đưa cho cậu bé rồi cầm báo bước đi về phía công viên. Do lúc ông cụ cầm báo đi thì có người gọi tới để mua tờ báo thể thao nên cậu vội vàng đi sang bàn bên bán báo. Lúc bán xong tờ báo bóng đá, cậu bé mới nhìn số tiền ông cụ trả vẫn ở trên tay. Cậu liều chạy theo và gọi ông cụ: “Ông ơi! Chờ cháu với! ông trả thừa tiền cho cháu tờ 20 nghìn ạ” Ông cụ dừng lại, nhìn cậu bé với ánh mắt hiền hậu và nói: Cảm ơn cháu! Cháu rất thật thà và trung thực. Ông cho cháu đấy! Không, cháu không nhận đâu ạ. Ông mua giúp cháu là cháu cảm ơn rồi ạ. Nghe vậy ông cụ lại bảo cậu bé bán cho ông thêm 2 tờ báo nữa rồi bước đi tiếp. Qua câu chuyện, Cậu bé bán báo đã thể hiện tính thật thà trung trực của mình cho dù cuộc sống có khó khăn nghèo khổ đến đâu. Đó là một đức tình vô cùng đáng quý và đáng trân trọng mà chúng em và mọi người cần phải học tập từ bạn bán báo mới. Em rất cảm phục những người như cậu bé bán báo!Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống - mẫu 9
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn. Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình. Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người. Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo. Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn