Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN THỂ HIỆN TINH THẦN KIÊN TRÌ VƯỢT KHÓ văn mẫu 4 SGK
88 View
Mã ID: 2245
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN THỂ HIỆN TINH THẦN KIÊN TRÌ VƯỢT KHÓ văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
Dàn ý Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó
Dàn ý - mẫu 1
I. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. II. Thân bài: - Diễn biến câu chuyện - Trình bày các khó khăn mà nhân vật gặp phải và lòng kiên trì vượt khó của nhân vật. III. Kết bài: - Nêu kết quả mà nhân vật đạt được hoặc nêu nhận xét về nhân vật, về ý nghĩa câu chuyện. [caption id="attachment_26289" align="alignnone" width="871"] Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN THỂ HIỆN TINH THẦN KIÊN TRÌ VƯỢT KHÓ văn mẫu 4 SGK[/caption]MẪU VĂN
Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 1
Nếu có người hỏi rằng ai là bạn thân nhất của tôi, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: - “Bạn thân nhất của tôi là Hiền”. Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên tôi gặp Hiền. Hôm ấy là buổi học đầu tiên. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh vội vã xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi: - Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây? Tôi quay lại. Một cô bé tóc hung hung, người khẳng khiu, vẻ mặt hiền lành đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi mới xin vào học lớp 4A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ: - Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Hiền. Nói rồi Hiền kéo tay tôi đi. Vào lớp, Hiền giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm. Sau mấy tháng cùng học, tôi nhận ra Hiền học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Hiền làm cho cả lớp phải mến phục. Với tôi, Hiền sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực. Bỗng nhiên, hai hôm liền Hiền không đi học. Tôi tìm đến nhà Hiền. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng, mẹ Hiền ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Hiền đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết gia đình Hiền rất nghèo. Quanh quẩn chỉ có hai mẹ con vì bố bạn ấy công tác xa tận trên Tây Bắc. Mẹ ốm, Hiền phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Hiền kể rằng ngoài việc đi học, Hiền còn phải làm phụ mẹ. Sáng nào Hiển cũng dậy sớm giúp mẹ dọn hàng ra chợ. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, Hiền tủm tỉm nói: “Sau này mình sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ”. Vất vả thế mà Hiền vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi. Hiền ơi! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi đầy đủ điều kiện học tập mà lại lười học. Hiền đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Hiền, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu. Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Hiền, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Hiền lắm. Hiền đặt vào tay tôi một bọc ổi to tướng và dặn: - Oanh cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé! Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Hiền khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao.Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 2
Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết". Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học.Hằng ngày, ông đều đến trước cửa lớp để nghe cô giảng.Khi về nhà ông luyện chữ và dùng chân viết các từ ở lớp như các bạn đã học. Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên. Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú". Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết" . Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (thành phố Hồ Chí Minh). Nguyễn Ngọc Kí chính là một tấm gương sáng trong học tập cho chúng ta noi theo. Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN THỂ HIỆN TINH THẦN KIÊN TRÌ VƯỢT KHÓ văn mẫu 4 SGKKể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 3
Cuối tuần vừa rồi, em được sang nhà chị Mai chơi. Hôm ấy, em được nghe chị Mai kể rất nhiều câu chuyện thú vị. Trong đó, câu chuyện khiến em ấn tượng nhất là về Linh - học sinh cùng lớp của chị Mai - một tấm gương sáng có thực về sự kiên trì vượt khó trong học tập. Theo chị Mai kể, anh Linh là một nam sinh có thân hình cao, gầy, nhưng dẻo dai, tràn trề sức sống như một cây tre ngà. Là một học sinh lớp 11, anh ấy luôn là con ngoan, trò giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Thế nhưng, điều khiến ai cũng phải bất ngờ chính là về hoàn cảnh gia đình anh Linh. Anh ấy lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Bố mất sớm, một mình mẹ anh Linh nuôi anh ấy ăn học. Đã vậy, mẹ anh ấy lại còn ốm yếu, không thể làm được việc nặng. Thế nên, hằng ngày chăm sóc vườn rau, rồi đem ra chợ bán, kiếm sống qua ngày. Thương mẹ, hằng ngày, sau giờ học, anh Linh lại giúp mẹ cuốc đất, trồng rau, tưới cây… Rồi anh còn quét dọn nhà cửa, nấu cơm và làm các công việc nhà khác. Mỗi sáng, anh ấy dậy sớm, giúp mẹ hái rau chở ra chợ rồi mới đi đến trường. Nghe chị Mai kể, mà em vô cùng xúc động trước sự hiếu thảo của anh. Tuy nhiên, dù luôn bận rộn với những công việc gia đình như vậy, nhưng anh Linh lại học rất giỏi. Chị Mai bảo, anh Linh chưa bao giờ đi học mà không làm bài tập về nhà hay không học thuộc bài cũ. Tiết học nào, anh ấy cũng tập trung, chăm chỉ phát biểu. Thành tích học tập của anh Linh lúc nào cũng nằm trong top 5 của cả lớp. Năm ngoái, anh ấy còn được giải ba kì thi Toán cấp thành phố nữa. Thật là đáng kinh ngạc. Dù hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó, nhưng anh Linh luôn cố gắng học tập chăm chỉ, đạt kết quả cao. Mỗi ngày anh ấy luôn biết nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ để có thể vừa là một học sinh giỏi, chăm ngoan, lại vừa là một người con hiếu thảo. Chính vì thế, mà anh Linh luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Trên đường trở về nhà, trong đầu em cứ mãi suy nghĩ về tấm gương vượt khó trong học tập là anh Linh. Càng nghĩ em càng cảm thấy xấu hổ về mình. Khi cuộc sống của em khá đủ đầy, nhưng lại lười biếng học hành. Nhiều lần không làm bài tập về nhà, không cố gắng hết sức trong học tập. Và em quyết tâm, từ hôm nay trở đi, em sẽ thay đổi mình. Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ, không ham chơi, sao nhãng nữa. Đồng thời, em sẽ dành thời gian để phụ giúp bố mẹ các công việc trong gia đình mà em có thể làm được. Đối với em, anh Linh không chỉ là một nhân vật trong câu chuyện kể. Mà anh ấy còn là tấm gương sáng, là động lực để em noi theo mà thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn. Em mong rằng anh ấy luôn mạnh khỏe, học tập tốt và thật thành công trong cuộc sống.Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 4
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt mà chúng ta cần phải nêu gương học hỏi. Đối với riêng tôi thì tấm gương bạn cùng lớp tôi là bạn Dung để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Tôi học với Dung tính đến nay đã được hơn một năm kể từ khi chúng tôi học trung học. Phải nói Dung là một đứa học rất tốt đứng nhất nhì lớp tôi. Nhưng với tính cách trẻ con, tôi không ưa gì Dung và rất nhiều đứa trong lớp cũng như tôi bởi Dung là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Bố mẹ bạn bỏ bạn cho người cô nuôi rồi bỏ đi không có tung tích gì. Ở trường Dung không có mấy bạn bè nếu không muốn nói là không có ai. giờ đây khi nghĩ lại tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thái độ đó với Dung và tại sao lại không kết bạn với một người như thế ngay từ đầu. Nhưng tuổi trẻ mà ai cũng có lúc dại khờ ai cũng có lúc không tốt để rồi sau đó mới biết trân trọng mới biết hối lỗi. Đó là thời gian khá khó khăn của Dung khi mà người cô nhận nuôi Dung bị mất việc, khi đó Dung phải nghỉ học để ở nhà làm thêm kiếm tiền. Biết được điều đó tuy không ưa gì Dung nhưng chúng tôi cũng rất thương cảm tình cảnh ấy của Dung nên chúng tôi mỗi người góp một ít để giúp đỡ Dung. Sau khi ra về tôi mới sực nhớ ra là mình có để quên mất cặp sách ở nhà Dung, tôi vội quay lại để lấy, khi đi ra đến sân tôi mới kiểm tra tiền của mình trong cặp thì đã không còn đồng nào cả. Đó là số tiền nộp học phí của tôi,tôi hốt hoảng để quay về hỏi lại Dung thì nói là không hề biết gì về số tiền đó. Tôi khóc lóc không biết làm sao khi mà thủ phạm khi ấy tôi nghi ngờ nhất lại không chịu nhận là mình đã lấy cắp số tiền ấy. Hôm sau tôi quay lại nhà Dung bởi tôi tin chỉ có Dung mới lấy cắp số tiền ấy. Đứng ở cổng tôi nghe thấy tiếng có người nói chuyện với nhau rất to tiếng. Đúng đó tôi nghe là biết được rằng thì ra là cậu em của Dung đã lấy số tiền ấy. Thế nhưng tôi còn nghe được một tin sốc hơn đó là Dung đang bị ruột thừa và cần mổ gấp. Tôi bỗng cảm thấy thương Dung quá bạn ấy đã bị cha mẹ bỏ rơi cuộc sống vô cùng khó khăn vậy mà bệnh tật vẫn không chịu buông tha Dung. Bỗng tôi thấy thương Dung quá và tôi bắt đầu cảm thông với Dung với những khó khăn mà Dung đang đối mặt. Bỗng tôi bất ngờ nghe thấy tiếng Dung quát em phải trả lại tiền cho tôi nếu không dù có bao nhiêu tiền Dung cũng không chịu phẫu thuật. Sau một hồi cãi cọ tôi thấy không khí bỗng lắng xuống tôi thấy không ai nói ai cầu gì,tôi ra về mà trong lòng nặng trĩu. Tôi đã trách nhầm Dung trách Dung là kẻ ăn cắp ,tôi thật xấu xa biết nhường nào. Trong lòng tôi những suy nghĩ hỗn loạn lại ùa lên, tôi không biết nên làm như thế nào cho đúng nữa. Sáng hôm sau Dung đến trường trả lại tiền cho tôi,tôi không biết nói gì chỉ biết ôm Dung mà khóc,tôi thương nó lắm. Tôi kể chuyện của nó cho cả lớp và cô giáo để giúp đỡ nó. Sau vài ngày quyên góp chúng tôi đã đủ số tiền để mổ cho Dung và ca mổ rất thành công. Đối với riêng tôi Dung giờ đây chính là một người bạn thân nhất giúp đỡ tôi nhiều nhất trong việc học tập. Dung chính là một tấm gương tốt mà tôi luôn luôn phải học tập và noi theo.Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 5
Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới. Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm. Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tần tảo, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh. - Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng. Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự. Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi đàn Organ. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời! Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN THỂ HIỆN TINH THẦN KIÊN TRÌ VƯỢT KHÓ văn mẫu 4 SGKKể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 6
Đầu năm lớp ba, ba mẹ chuyển công tác nên em cũng phải chuyển trường lên thành phố học. Em được xếp vào lớp ba một, là lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường, cuộc chiến đấu kiên trì vượt khó của em bắt đầu từ đây. Ở trường huyện, em đã là học sinh giỏi nhưng chưa phải là học sinh năng khiếu. Mặc dù em được mẹ kèm cặp và bản thân mình tự học thêm khá tốt, em vẫn chưa thể bắt kịp các bạn ở lớp năng khiếu được rèn luyện từ lớp một. Kỳ thi kiểm tra sát hạch đầu tiên, em xếp cuối lớp: đứng thứ hai mươi tám trong tổng số hai mươi tám học sinh. Từ bé, đi học, em chỉ xếp nhất lớp, vậy mà. Em nhìn phiếu kiểm tra, lòng buồn tủi làm sao. Một số bạn nhìn em có vẻ chế nhạo nữa. Trên đường về nhà, em miên man suy nghĩ và hạ quyết tâm phải tăng tốc học các môn Toán và Tiếng Việt. Phải chọn cho mình từng nấc tiến. Mỗi kỳ kiểm tra, em chọn hai bạn trước mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh lớp năng khiếu cứ hai tuần lại có một bài kiểm tra xếp loại. Cứ hai tuần một, em tiến lên có số điểm tổng các môn bằng số điểm hai bạn xếp hạng trên mình. Muốn vậy, em phải học tập chăm chỉ, làm rất nhiều toán nâng cao, toán dành cho học sinh giỏi Olympic. Tổng kết học kì một, em xếp hạng tốt hơn: thứ mười hai trên hai mươi tám bạn. Một số bạn trước đây hay coi thường, chế nhạo em giờ đây cũng không chọc ghẹo em nữa. Em thật sự không giận các bạn ấy. Mẹ em dạy: “Chỉ có học tập giỏi, hạnh kiểm tốt mới khẳng định nhân cách của mình. Con phải học tập thật xuất sắc!”. Nhớ lời mẹ dạy và nhờ mẹ kèm cặp, chăm sóc, em tiến bộ rất nhanh. Mẹ em bận công tác, phần lớn em cũng phải tự học. Mẹ tuy không thể có thời gian giảng tỉ mỉ cho em các đề bài nhưng mẹ mang về cho em rất nhiều sách toán, tài liệu hay. Nhờ vậy, cuối năm, em xếp hạng sáu trên hai mươi tám học sinh lớp năng khiếu và lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển học sinh giỏi Toán. Năm lớp bốn này, đội tuyển lớp em sẽ tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố và Quốc gia. Em sẽ cố gắng đạt thành tích tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng. Nhìn lại chặng đường một năm rèn luyện tu dưỡng đã qua, em rất vui vì quá trình ấy có kết quả tốt đẹp. Nhớ những lúc mày mò tìm phương pháp giải toán, em lại thấy tinh thần dâng lên niềm hăng say học hỏi. Toán khó như thách đố em và cũng nhờ toán mà em tự học, tự rèn, có tinh thần tự chủ rất tốt. Em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để có kết quả tốt trong các kì thi tới.Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 7
Khi em chuẩn bị lên lớp ba, kinh tế gặp khó khăn, ba em mất việc ở thành phố nên cả nhà chuyển về quê nội sinh sống. Gia đình em lâm vào cảnh khó khăn khiến việc học của em cũng lắm gian nan vất vả. Từ nhà nội đến trường không có tuyến xe cộ nào cả. Em phải đi bộ ba ki-lô-mét đường làng để đến trường. Những ngày nắng ráo còn đỡ, ngày mưa thì đường lầy lội, đất sét nhão nhoét dưới chân trơn trượt, rất khó đi. Ba em làm việc cho nhà máy gần Uỷ ban xã còn mẹ em làm kế toán cho Uỷ ban. Ba mẹ em cũng bận cả ngày nên em phải tự chăm sóc mình, giúp bà nội trông coi đàn gà, đàn vịt, tự học và tự đến trường. Quen ở thành phố từ bé, lúc đầu em khổ sở vô cùng với việc đi bộ, nhưng dần em cũng quen. Chỉ khổ một chút là nếu trời mưa thì phải đi học sớm hơn vì đường làng trơn trượt, việc đi bị chậm lại. Một năm lớp ba trôi qua, em quen dần và ngày càng nhanh nhẹn trong mọi việc: lùa vịt vào khung rào, cho gà ăn, đi học không phiền ba mẹ đưa đi nữa. Và cái quan trọng nhất là em thấy mình trưởng thành hơn trước, không phải vì những việc khó khăn ấy mà em học tập sa sút, em vẫn học tập tốt như mọi khi. Em đã tập đi xe đạp vững vàng. Cuối năm lớp ba, em đã đi xe đạp đến trường. Em đang cố gắng rèn luyện để tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và huyện sắp đến. Hôm nay ba đi công tác thành phố về. Ba đặt lên bàn mấy quyển sách toán lớp bốn dành cho học sinh giỏi, ba nói: “Khó khăn rèn giũa con người con ạ. Ba mong con cố gắng học tập tốt”. Em thương ba quá, da ba đen sạm đi. Em sẽ cố gắng học lập để lớn lên có thể giúp gia đình, để cả nhà em sẽ có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 8
Nam là một học sinh trường miền núi. Đầu học kì hai lớp bốn, cậu đạt điểm tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi và được triệu tập học tập trung tại lớp bồi dưỡng của huyện để chuẩn bị kì thi học sinh giỏi tỉnh: Khó khăn mà Nam vượt qua không phải là nhỏ. Nhà Nam rất nghèo. Mờ sáng, ba mẹ cậu đã vác cuốc lên rẫy, tối mịt mới về. Nam học buổi sáng theo chương trình bình thường ở trường Tiểu học miền núi. Buổi chiều Nam học lớp bồi dưỡng của huyện. Huyện cách nhà Nam hai mươi mốt ki-lô-mét. Không một ai đưa đón cậu vì nhà cậu không có phương tiện, xe cộ gì cả. May thay, có một tuyến xe bus từ xã cậu ở về huyện, mỗi ngày xe chỉ chạy bốn chuyến. Thế là vượt qua tất cả trở ngại vì thiếu thốn mọi phương tiện, Nam học xong chương trình ở trường, cậu về nhà ăn nhanh bữa cơm trưa rồi chạy vội ra bến xe bus. Một giờ trưa, cậu đã có mặt tại lớp học. Cậu phải đến sớm như vậy vì không có chuyến xe nào khác cả. Thời gian chờ đến giờ học, cậu ngồi ôn bài. Buổi học kết thúc, Nam vội vã chạy ra bến xe bus. Cậu trở về nhà bằng chuyến xe lúc mười bảy giờ của phố huyện. Không chỉ khó khăn về mặt xe cộ. Nam còn thiếu thốn rất nhiều thứ: sách vở, giấy bút. Nam tiết kiệm và tận dụng từng mảnh giấy, dù chỉ bé bằng bàn tay. Lớp học bồi dưỡng của huyện kéo dài hơn hai tháng. Nam đã có kết quả kì thi tỉnh của cậu: Nam đạt giải ba học sinh giỏi tỉnh. Tinh thần vượt khó và thành tích của Nam trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy thật đáng khâm phục. Tổng kết năm học, bạn Hồ Kì Nam, học sinh trường Tiểu học miền núi huyện em nhận hai phần thưởng: phần thưởng học sinh giỏi ở lớp và phần thưởng học sinh giỏi tỉnh. Cậu nhận được học bổng một năm do một công ty ở quê em tài trợ. Nam là tấm gương sáng cho tất cả học sinh chúng em noi theo. Buổi phát thưởng được tổ chức long trọng tại hội trường Ban giáo dục huyện. Ra về, em vẫn nhớ mãi khuôn mặt rám nắng, vầng trán cao và đôi mắt sáng của Nam rạng rỡ trong cờ, sao, hoa, bằng khen và đèn màu lễ đài.Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 9
Vào năm 1996, nữ diễn viên múa ballet chuyên nghiệp đầy hứa hẹn Ma Li đã bị mất cánh tay phải trong một tai nạn giao thông. Cuộc sống của cô đã không còn như xưa nữa, người bạn trai của cô không thể chịu được nghịch cảnh này đã bỏ cô ra đi. Cô đã tìm đến cái chết nhưng chính tình yêu thương của cha mẹ đã kéo cô trở lại. Rồi Ma Li đã tìm được nghị lực để sống. Ma Li đã học cách để có thể tự làm được mọi việc: viết, chải đầu, nấu ăn, mặc quần áo. Cô đã học cách để sao cho không phải lệ thuộc vào người khác nữa. Năm năm sau tai nạn, với niềm đam mê đầy nhiệt huyết Ma Li đã trở lại sân khấu. Cô đã tìm được người bạn đời, Tao, và cả hai cùng làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Năm 2004 dịch bệnh SARS bùng phát ở Trung Quốc và tất cả các rạp hát phải đóng cửa. Công việc của đôi vợ chồng trẻ bị phá vỡ và họ quyết định chỉ mình Ma Li theo đuổi con đường nghệ thuật mà thôi. Rồi trong một đêm tuyết lạnh, khi cả hai đang chụm đầu chờ đợi bình minh, Ma Li bỗng cảm thấy khao khát được cùng nhảy múa trên tuyết với Tao. Cô đã từng dùng điệu nhảy để kể câu chuyện của mình cho Tao nghe nhiều lần trước, nhưng lần này sau khi điệu nhảy kết thúc, Tao chợt nhận ra đây chính là điều độc đáo trong nghệ thuật biểu diễn của cô. Tháng 9 năm 2005, Ma Li và Zhai Xiaowei, một vận động viên xe đạp Olympic đặc biệt 21 tuổi. Lúc Zhai lên 4, anh đã bị ngã xuống từ một chiếc máy kéo và mất đi chân trái. Lúc đó cha Zhai đã hỏi: Bác sĩ sẽ cắt bỏ một chân của con, con có sợ không? Zhai đã không thể hiểu hết được sự thật nên trả lời: Không. Cha Zhai lại hỏi: Con sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống, con có sợ không? Zhai hỏi lại: Khó khăn, thách thức là gì? Chúng có ngon không? Cha cậu cười trong nước mắt: Có, nó giống như những viên kẹo của con vậy. Con sẽ phải ăn chúng một lúc nào đó trong đời. (Nói rồi cha cậu chạy ra khỏi phòng với đôi mắt đẫm lệ). Lần đầu tiên khi Ma Li nói với Zhan về kế hoạch múa cho cậu, Zhai không thể hiểu nổi sao cậu có thể múa được, vì trước đó cậu chưa bao giờ múa, nhưng rồi cậu cũng đồng ý thử. Ma Li, Tao và Zhai đã trải qua những đợt huấn luyện chuyên sâu và tập dượt suốt hơn một năm, ngày này qua ngày khác, từ 8 giờ sáng tới 11g khuya. Hầu hết chúng ta thật khó mà tưởng tượng ra những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt. Biết bao quyết tâm họ đã phải bỏ ra để có được buổi biểu diễn. Zhai đã đánh rơi cô cả hàng ngàn lần. Ma Li và Zhai Xiaowei là cặp đôi khuyết tật đầu tiên đã tham gia cuộc thi múa quốc gia CCTV và họ đã chiếm được con tim của hàng triệu khán giả. Với sức mạnh và lòng kiên trì chúng ta có thể làm được mọi thứ! Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN THỂ HIỆN TINH THẦN KIÊN TRÌ VƯỢT KHÓ văn mẫu 4 SGKKể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó - mẫu 10
Trong lớp tôi trước đây, Hùng là người có chữ viết xấu nhất lớp. Các bài làm của bạn ấy lúc nào cũng bị trừ điểm. Có nhiều chữ không đọc được. Các thầy cô đều nói: Chữ của Hùng chẳng khác nào “hàng rào ấp chiến lược”. Vậy mà bây giờ không chỉ so với trong lớp mà ngay cả toàn khối, không cỏ nét chữ của bạn nào sánh được. Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận. Những ngày đầu thật vất vả, gò cho được một chữ đúng nét, ngay hàng thẳng lối đâu phải dễ dàng đối với mình. Nhiều khi viết cứng cả tay, chuột rút đau không thể tưởng. Có những bài phải viết ba bốn lần mới xong. Tháng đầu tiên quả là cực hình đối với mình. Nhiều lúc tưởng phải liều, bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đến lời cô giáo nhắc nhở và nhất là nhìn nét mặt mẹ buồn buồn khi cầm những quyển tập của mình lên xem. Rồi bố mình nữa, bố rất nghiêm khắc. Viết chưa xong, chưa đạt yêu cầu thì không được bước ra khỏi nhà nửa bước. Nghĩ cho cùng cô giáo hay bố mẹ nhắc nhở hay bắt buộc mình cũng chỉ vì sự tiến bộ của mình mà thôi. Nghĩ thế mà mình vui vẻ luyện tập. Tháng sau, chữ viết của mình tiến bộ trông thấy. Rồi suốt cả ba tháng hè năm lớp Ba mình đều thực hiện đều đặn lịch rèn luyện chữ viết. Mỗi lần Viết xong, ngắm thấy những dòng chữ đều tắp, mình cứ muốn ngắm mãi và thầm cảm ơn bố mẹ thầy cô đã cho mình những nét chữ mềm mại, đẹp đẽ như bây giờ. Chuyện về sự kiên trì tập luyện chữ viết của Hùng là vậy đó. Hùng đã trở thành một tấm gương cho lớp tôi và cả toàn trường noi theo: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn