Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HAY ĐÃ ĐỌC VỀ MÔT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA văn mẫu 5 SGK

Mã ID: 2566

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HAY ĐÃ ĐỌC VỀ MÔT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA văn mẫu 5 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng đề văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta.

Dàn ý Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện về danh nhân văn hóa mà em đã được nghe, được đọc. – Câu chuyện em được nghe kể hay đọc qua sách báo? – Câu chuyện kể về danh nhân văn hóa nào? 2. Thân bài: – Khái quát tiểu sử của danh nhân văn hóa: + Tên, tuổi, quê quán – Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hóa + Những hoạt động và đóng góp + Vinh danh danh nhân văn hóa – Kể lại câu chuyện về danh nhân văn hóa. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu chuyện của danh nhân văn hóa: - Những danh nhân văn hóa là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi một quốc gia, dân tộc, cần tôn vinh và học tập noi theo.

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Thánh Gióng

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ. Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “Ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”. Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu. Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ. Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng. Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HAY ĐÃ ĐỌC VỀ MÔT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA văn mẫu 5 SGK

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Nữ tướng Lê Chân

Ngày nay, du khách gần xa đến tham quan thành phố Hải Phòng sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng nữ tướng Lê Chân đặt tại dải vườn hoa Trung tâm nội đô. Tượng bằng đồng cao 6m vô cùng tráng lệ, kỳ vĩ. Thanh bảo kiếm bên mình, Lê Chân uy nghiêm hướng về biển Đông với cặp mắt sáng ngời đầy uy dũng. Sử sách còn ghi rõ: Lê Chân là con gái của ông Lê Đạo, một thầy thuốc nhân đức nổi tiếng khắp vùng. Bà quê ở làng An Biên (tục gọi là làng vẻn) thuộc phủ Kinh Môn, nay thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Năm 16 tuổi, Lê Chân nổi tiếng tài sắc, giỏi võ nghệ, có chí lớn phi thường. Thái thú Giao Chỉ lúc ấy là một tên cực kì tham tàn, bạo ngược. Không ép được bà làm tì thiếp, hắn đã khép ông Lê Đạo vào tội phản nghịch đem giết đi! Lê Chân phải trốn về vùng ven biển An Dương nung nấu mối thù nhà nợ nước, quyết không đội trời chung với giặc Hán xâm lược. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cùng với bao anh hùng nữ kiệt khắp nơi nổi dậy hưởng ứng, Lê Chân chỉ huy đội nghĩa binh làng An Biên tiến về Luy Lâu vây đánh quân Đông Hán. Lửa cháy rực trời, ngựa hí quân reo, chiêng trống dậy đất của nghĩa quân làm cho bọn giặc bạt vía kinh hồn. Chính quyền đô hộ tan vỡ, sụp đổ tan tành; Thái thú Tô Định vội bỏ thành trì, ấn tín, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về phương Bắc. Đó là giữa tháng 3 năm 40. Lê Chân chiêu mộ trai tráng, di dân lập ấp. Một vùng duyên hải dọc ngang trấn giữ được đặt tên là An Biên, đúng như tên quê cha đất tổ của bà. Nghề nông trang, nghề chài lưới đánh cá, đóng thuyền ngày một phát triển. Lương thảo được tích trữ, cung tên giáo mác được tập rèn, chỉ mấy năm sau, Lê Chân đã có hàng nghìn dũng sĩ chờ đợi thời cơ, mưu đồ đại sự. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, 65 thành trì được giải phóng, Hai Bà lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Nước ta giành được độc lập. Gần một trăm anh hùng nữ tướng được phong thưởng, được giao nhiều trọng trách. Trưng Vương sai nữ tướng Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng giữ mặt bắc, tướng Đô Dương giữ Cửu Chân phòng vệ mặt nam, nữ tướng Lê Chân được phong ‘Chưởng quản binh quyền nội bộ” đóng bản doanh ở Giao Chỉ, v.v.. Tháng 4 năm 42, vua nhà Hán sai Mã Viện mang đại binh sang xâm lược nước ta. Bà Trưng cùng các chiến tướng đem quân ra cự địch. Nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Lãng Bạc, cẩm Khê, Hát Môn. Tháng 5-43, Hai Bà Trưng thất thế phải gieo mình xuống sông Hát Giang tự tận. Nhiều nữ tướng của Bà Trưng đã anh dũng hi sinh. Nữ tướng Lê Chân đã lấp suối, ngăn sông, chẹn đánh quyết liệt thủy binh giặc. Mãi đến cuối năm 43, Lê Chân anh dũng hy sinh tại chiến trường vùng Lạt Sơn, Kim Bảng (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) nêu cao khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn to lớn của nữ anh hùng Lê Chân, nhân dân An Biên đã lập đền thờ gọi là đền Nghè, một trong những di tích lịch sử cổ kính, trang nghiêm của thành phố Cửa Biển.

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Nguyễn Viết Xuân

Trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, Bác Hồ chúng ta thường nói: 'Ra ngõ gặp anh hùng", chắc chắn câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sẽ giới thiệu đầy đủ về một nhân vật anh hùng tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam. Anh Nguyễn Viết Xuân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú. Năm bảy tuổi, anh di ở bế em cho một người bà con xa để kiếm sống. Đoạn đời đi ở ấy kéo dài tới mười năm liền. Năm 18 tuổi, từ vùng tạm chiến, anh vượt ra vùng giải phóng xin vào bộ đội. Đó là năm 1952, anh trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân và được bổ sung vào một trung đoàn cao xạ. Ở chiến, dịch Điện Biên Phủ, đơn vị anh đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay của giặc Pháp. Lần đầu bắn được loại máy bay B.24 tại chỗ, anh vui sướng quá, nói với anh Nguyễn Khắc Vĩ là chỉ huy của mình: "Em tưởng bắn B.24 khó lắm, thế mà nó cũng phải rơi anh nhỉ." Người chỉ huy nói: "Dũng cảm mà bắn thì nhất định máy bay nào của địch cũng phải rơi!". Trong một trận đánh, hàng dàn máy bay giặc bổ nhào xuống trận địa. Bom rơi như sung rụng. Anh Vĩ hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy, dõng dạc hô: "Nhắm thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!"- Nhưng sau đó, anh hi sinh oanh liệt. Hình ảnh người chỉ huy dũng cảm với tiếng hô đanh thép ấy dã dể lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyễn Viết Xuân. Noi gương, anh luôn luôn phấn đấu và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Anh trở thành chính trị viên phó đại đội, rồi chính trị viên đại đội. Năm 1964 thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị cao xạ của mình lên đóng ở miền tây Quảng Bình để bảo vệ vùng trời biên giới của Tổ quốc. Ngày 18 tháng 11 năm 1964, giặc cho máy bay xâm phạm vùng trời miền Bắc ở phía tây Quảng Bình, hết đợt này đến đợt khác. Trên các khẩu pháo, các chiến sĩ dũng cảm bắn tỉa máy bay địch. Tiếng Nguyễn Viết Xuân hô vang: – Nhắm thẳng quân thù mà bắn! Hai máy bay phản lực F.100 tan xác. Lần thứ tư, máy bay địch lại tới, anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnh chiến đấu. Ba chiếc F.100 lao tới liên tiếp nhả đạn. Không may, anh bị đạn bắn trúng đùi. Anh ngã nhào trong hầm, một chân giập nát. Chiến sĩ Tình nhìn thấy định báo tin cho đồng đội, anh Xuân nghiến răng chịu đau, ra hiệu im lặng. Rồi anh dặn: "Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến dấu." Y tá Nhu tới, thấy máu chính trị viên ra nhiều, vội lấy băng, nhưng anh gạt đi và nói: "Đi băng cho anh em bị thương khác đã…" Và anh yêu cầu cắt chân để khỏi bị vướng. Y tá trù trừ, anh giục: "Cứ cắt đi… và giấu chân vào chỗ kín hộ tôi…" Chân cắt xong, Nguyễn Viết Xuân bảo đưa khán để anh ngậm. Người y tá quá thương cảm, vùng dứng dậy thét vang: – Tất cả các đồng chí bắn mạnh lên, trả thù cho chính trị viên. Các khẩu pháo nhất loạt rung lên, tạo thành lưới lửa quất vỡ mặt kẻ thù khi chúng vừa lao tới. Khói lửa mịt mù. Một chiếc F.100 nữa đâm đầu xuống núi kéo theo vệt lửa dài. Cả bọn hoảng hôt cút thẳng về hướng đông. Khi bầu trời trở lại quang đãng, mọi người ùa tới bên người chiến sĩ, nhưng anh đã hi sinh. Khẩu lệnh của người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân "Nhắm thẳng quăn thù mà bắn!" đãtrở thành bất diệt. Khẩu lệnh tấn công ấy đã luôn luôn làm bạt vía, kinh hồn lũ giặc lái máy bay Mĩ khi chúng xâm phạm bầu trời miền Bắc của Tổ quốc mến yêu.

Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HAY ĐÃ ĐỌC VỀ MÔT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA văn mẫu 5 SGK

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Hai Bà Trưng

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập. Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc. Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời. Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Trần Quốc Toản

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời vua Trần Nhân Tông. Ông là người có công trong Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện “ Bóp nát quả cam” về Trần Quốc Toản. Lúc ấy, Trần Quốc Toản mới chỉ là một thiếu niên, mắt thấy giặc Nguyên cho sứ giả mượn đường xâm chiếm nước ta, nghênh ngang đi lại, Trần Quốc Toản vô cùng căm tức. Vào một buổi sáng, Trần Quốc Toản nghe tin vua cho họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng liền quyết đợi được vua để nói hai tiếng “Xin đánh”. Vậy nhưng đợi từ sáng đến trưa vẫn chưa thể gặp được vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản liều chết xô mấy người lính rồi xăm xăm bước xuống thuyền Rồng. Lính gác thấy thế ập đến ngăn lại, Trần Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng rút gươm quát lớn : “ - Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại! Vừa lúc đó, cuộc họp dưới thuyền Rồng tạm nghỉ, vua cùng các quan đại thần bước ra mui thuyền. Thấy vậy, Trần Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước, xin bệ hạ cho đánh! Sau đó, Trần Quốc Toản tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua truyền Trần Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng ta thấy ngươi còn nhỏ mà đã có lòng yêu nước, ta có lời khen. Sau đó ban cho Trần Quốc Toản một quả cam. Trần Quốc Toản tạ ơn vua, bước lên bờ mà lòng vẫn ấm ức vì bị vua xem là trẻ con, không cho dự bàn việc nước.Nghĩ đến việc quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, ông nghiến răng, hai bàn tay siết chặt. Lúc ông trở ra, mọi người đều ùa đến hỏi thăm, Trần Quốc Toản xòe tay ra cho mọi người xem quả cam quý vua ban thì nó đã nát từ bao giờ. Sau đó, ông trở về huy động gia nô và người dân sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Qua câu chuyện trên chúng ta đã thấy tinh thần yêu nước của Trần Quốc Toản. Ông đã không ngần ngại phạm vào phép nước để có thể xin vua cho dự bàn việc nước. Trần Quốc Toản khi ấy tuổi còn nhỏ nhưng đã có lòng yêu nước, căm thù quân giặc. Đó là một phẩm chất rất đáng quý ở con người ông. Em rất thích câu chuyện này bởi nó ca ngợi người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản cùng tấm lòng vì dân, vì nước của ông. Câu chuyện cũng giáo dục chúng ta về lòng yêu quê hương đất nước.

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Nguyễn Thị Chiên

Nước Việt Nam ta là một đất nước của rất nhiều những anh hùng, trong đó, những nữ anh hùng cũng rất nhiều và xuất sắc. Trong đó, người mà em ấn tượng nhất là bà Nguyễn Thị Chiên. Bà Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiếm, những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp bà vừa là người phụ nữ duy nhất được giữ chức vụ bí thư, vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã. Năm 1950, bà giật mìn tiêu diệt một tiểu đội địch đi tuần tra trên đường 39. Sau này, trong một lần hoạt động, bà không may bị giặc bắt được. Chúng đã tra tấn bà dã man, đến chết đi sống lại nhiều lần, nhưng bà vẫn nhất quyết không chịu khai. Thế là cuối cùng giặc buộc phải thả bà ra. Sau khi được thả, bà trở về quê. Tại đây, bà lại được chi bộ bố trí nhiệm vụ trong đội du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác chống giặc quấy rối và tấn công địch, bà còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi gà để có lượng thực và bàn lấy tiền mua sắm vũ khí. Năm 1951, bằng tay không, bà đã dùng mưu bắt một tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu được bảy khẩu súng. Sau đó bà lại dùng mưu bắt tên sĩ quan Pháp chỉ huy trong một trận càn quét của chúng ở xã. Năm 1952, trong Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, bà được Hồ Chủ Tịch tặng một khẩu súng ngắn, được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, huân chương Quân công hạng Ba và chị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Bà Nguyễn Thị Chiên là một vị nữ anh hùng kính trọng. Khiến cho em và rất nhiều người ngưỡng mộ. Em sẽ noi gương bà, học tập, rèn luyện hết sức mình để cống hiến cho tổ quốc.

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về môt anh hùng, danh nhân của nước ta - Quang Trung

Khi nói đến Hoàng đế Quang Trung, người ta thường nghĩ đến một vị vua bách chiến bách thắng, mưu trí dũng lược vô song với những chiến công oai hùng, với nghệ thuật quân sự thần tốc… Tuy nhiên, cũng giống như các vị “thiên tử” khác, xung quanh vị hoàng đế này có nhiều giai thoại huyền ảo, lạ lùng. Câu chuyện “Chữ hiện trên lá cây làm điềm báo” do cô giáo em kể đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó phai. Thời anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mới khởi nghĩa, bỗng người dân khắp vùng đất Tây Sơn khi vào rừng kiếm củi, săn bắt thì thấy một chuyện lạ, trên các lá cây rừng lớn xuất hiện nhiều chữ. Những người có học đọc được thành câu: “Nguyễn Nhạc vi vương, Nguyễn Huệ vi tướng” (Nghĩa là: Nguyễn Nhạc làm vua, Nguyễn Huệ làm tướng), ai cũng cho là điềm lạ trời báo sự xuất hiện chân chúa cứu đời.Chuyện lạ đó nhanh chóng được lan truyền, dân chúng khắp vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo cho đến các nơi khác rủ nhau nô nức đi theo anh em họ Nguyễn.Thực ra đây là một mẹo của Nguyễn Huệ, để thu hút quần chúng và lấy uy tín dựa trên những điềm báo thần kỳ mà người đương thời tin tưởng, ông đã lập kế học theo cách của vua Lê Thái Tổ khi xưa, bí mật sai người dùng mỡ viết chữ lên lá rừng, kiến ăn mỡ đục lá thành điềm trời báo để quần chúng kính phục. Chính vì thế ngày nay ở vùng Tây Sơn, Bình Định vẫn lưu truyền câu ca: “Nguyễn Nhạc vi vương, Nguyễn Huệ vi tướng” Kiến trổ lá rừng Trời trưng gươm báu…”. Đây là một cách thu phục lòng dân rất đặc biệt, lá được kiến đục trổ thành chữ khi rụng xuống, theo dòng suối chảy về xuôi làm điềm trời báo cho dân. Nguyễn Huệ còn cho người thân tín dùng dao vạt các thân cây cổ thụ rồi khắc trên đó 8 chữ này cũng như để làm điềm trời báo về thiên mệnh đế vương của anh em nhà Tây Sơn vì thế cũng có câu rằng: “Ai vô rừng cấm Thấy tấm biển đề: “Nguyễn Nhạc vi vương, Nguyễn Huệ vi tướng” Đồn đại bốn phương Tây Sơn dấy nghĩa”. Câu chuyện đơn giản song hết sức hấp dẫn không chỉ giúp em có thêm những kiến thức mà còn thêm khâm phục trí tuệ và sự thông minh của vua Quang Trung- người đã lãnh đạo quân và dân ta chiến thắng 29 vạn quân Thanh.

Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HAY ĐÃ ĐỌC VỀ MÔT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA văn mẫu 5 SGK

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề minh họa cuối kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Bảo Thắng 2 – Lào Cai
100 câu trắc nghiệm nguyên hàm có đáp án và lời giải

100 câu trắc nghiệm nguyên hàm có đáp án và lời giải

612 View

Đề học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Tam Phú – TP HCM
16 dạng toán phát triển trọng tâm đề Tốt nghiệp THPT 2023 môn Toán
Bài tập trắc nghiệm Cấu tạo từ và từ loại 2 trong Tiếng Anh
Bải tập Trắc nghiệm GTLN vÀ GTNN của hàm số

Bải tập Trắc nghiệm GTLN vÀ GTNN của hàm số

230 View

Đề chọn đội tuyển thi HSG QG môn Toán năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Đồng Nai
Bộ đề ôn luyện kiểm tra học kì 2 Toán 10 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Chuyên đề hình học không gian Toán 12 – Lê Quang Xe

Chuyên đề hình học không gian Toán 12 – Lê Quang Xe

197 View

Đề thi thử Tiếng Anh tốt nghiệp trung học phổ thông bộ Giáo dục 2023
Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 trường THCS Ba Đình – Hà Nội
Bài tập hàm số và đồ thị Toán 10 Cánh Diều

Bài tập hàm số và đồ thị Toán 10 Cánh Diều

366 View