Soạn bài XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN soạn văn 8 tập 1 Trang 34 35 36 SGK

Mã ID: 760

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN soạn văn 8 tập 1 Trang 34 35 36 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

I. Khái niệm về đoạn văn

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Văn bản gồm 2 ý chính: + Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố + Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Nhận diện đoạn văn dựa vào: + Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng. + Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn + Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm) + Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

Soạn bài XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN soạn văn 8 tập 1 Trang 34 35 36 SGK

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông" ->; Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản. b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn. + Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn. c, -> Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu. 2. Cách trình bày nội dung đoạn văn a, Xét về mặt hình thức: + Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn - Xét về mặt nội dung: + Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề + Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề - Cách diễn đạt: + Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành + Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch -> Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn. b, Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn. + Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

Luyện tập

Bài 1 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn. + Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh + Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a, Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể) b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành

Bài 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

Bài 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 GDCD phát triển từ đề minh hoạ – Đề 4
Đề thi thử Toán tốt nghiệp THPT 2023 lần 1 trường Đinh Tiên Hoàng – Ninh Bình
30 câu trắc nghiệm cacbohiđrat theo từng mức độ

30 câu trắc nghiệm cacbohiđrat theo từng mức độ

323 View

Chuyên đề trắc nghiệm mặt nón - hình nón và khối nón

Chuyên đề trắc nghiệm mặt nón - hình nón và khối nón

370 View

Đề thi thử Toán vào 10 lần 1 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Hải Hậu – Nam Định
Đề cương giữa kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên
Trắc nghiệm Địa 12 bài 25 có đáp án - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Một số dạng toán liên quan đến thể tích khối lăng trụ
Đề ôn thi HK1 Toán 12 có đáp án năm 2023-2024-Đề 4

Đề ôn thi HK1 Toán 12 có đáp án năm 2023-2024-Đề 4

380 View

Đề giữa kỳ 1 Toán 9 năm 2023 – 2024 trường THCS Tam Bình – TP HCM
Đề cương ôn tập Hóa 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024
Chuyên đề polime và vật liệu polime Hóa 12

Chuyên đề polime và vật liệu polime Hóa 12

439 View