Soạn bài VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 soạn văn 8 tập 2 Trang 47 SGK
49 View
Mã ID: 1003
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 soạn văn 8 tập 2 Trang 47 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề 1: Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
I. Dàn ý Giới thiệu về cây bút bi Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi Thân bài: - Nêu nguồn gốc + Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút. + Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới. - Nêu cấu tạo: + Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo. + Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này. + Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra. + Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường. - Nêu công dụng: + Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người. - Cách bảo quản: Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực. Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút. Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinhĐề 2: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em
I. Dàn ý Chọn thuyết minh về khu du lịch Tràng An Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh Tràng An- Ninh Bình là điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách. Thân bài: 1. Lịch sử hình thành - Là khu quần thể di sản thế giới - Hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất 250 triệu năm - Núi đá, hang động, hang động được vua Đinh Tiên Hoàng làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư 2. Vị trí địa lý - Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km và cách cố đô Hoa Lư 3km đi về phía nam. - Vùng lõi di sản Tràng An- Tam Cốc có diện tích 6172 ha, trở thành vùng bảo vệ đặc biệt nằm trong di sản thế giới Tràng An với diện tích 12252 ha. - Tham quan khu quần thể danh thắng Tràng An chủ yếu bằng thuyền, để đi vào các hang động. 3. Cảnh quan thiên nhiên. - Hang động + Có tới 31 hồ, 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài hơn 2 km như hang Địa Linh, Sinh Dược. + Hang động hình thành do nhũ đá bị phôi hóa tạo thành nhiều hang động đẹp như: hang Nấu Rượu, hang Cơm + Nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học như di tích hang Trống( có dấu vết của người tiền sử từ 3000- 30000 năm trước, di tích hang Bói (dấu ấn của cư dân cổ sống cách đấy từ 5000 đến 30000 năm), di tích mái đá Thung Bình, di tích mái đá Hang Chợ. - Non nước: + Tràng An tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải đi thuyền quay ngược lại, quần thể được ví như trận đồ bát quái. + Điều kì diệu ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các hang động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau. 4. Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất cố đô Hoa Lư, nơi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn lập ra nước Đại Cồ Việt. Tràng An còn được gọi là Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao để che chở, phòng thủ cho kinh đô Hoa Lư bấy giờ. - Các di tích văn hóa nổi bật: đền Trình, đền Tứ Trụ, đền Trần, Phủ Khống, hang Giọt, hang Bói…. Kết bài: Nêu cảm nghĩ ( niềm vui, niềm tự hào) về danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch và những người khảo cứu lịch sử.Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản ( như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát…)
I. Dàn ý Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Thân bài: - Nguồn gốc: + Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. + Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc. - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt + Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt) + Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng. + Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối. + Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4. - Bố cục thơ: + 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp + Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình - Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước. + Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện. Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.Đề 4: Thuyết minh về hoa mai.
I. Dàn ý Mở bài: Giới thiệu về hoa mai là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, hoa mai là loại hoa đặc trưng của mùa xuân, được mang trang trí cho ngôi nhà của các gia đình Việt đặc biệt là gia đình người miền Nam. Thân bài: 1. Nguồn gốc và các loại mai Cây hoa mai có nguồn gốc từ trong rừng, vì nó có hoa nở lâu tàn, và màu sắc nổi bật nên được đưa về làm cảnh. Mai có nhiều loại chủ yếu là các loại như mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy. 2. Cấu tạo cây hoa mai + Cây hoa mai là cây thân gỗ có chiều cao trung bình tầm 2m + Từ thân phân chia thành nhiều nhánh nhỏ, có màu xanh lục và tán luôn xòe rộng. + Loại hoa này phân bố nhiều ở những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh ở vùng đồng bằng Cửu Long. 3. Cách chăm sóc + Hoa mai thường được trồng trong các chậu lớn để làm cảnh. + Hoa mai ưa nơi sáng, không bị úng nước, người ta thường tuốt lá mai và bón phân để hoa mai ra đúng vào dịp Tết 4. Giá trị và ý nghĩa của hoa mai trong đời sống + Hoa mai làm đẹp thêm cho không gian sống. + Hoa mai tượng trưng cho sự sung túc, phú quý, may mắn + Hoa mai còn tượng trưng cho phẩm cách thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam. Kết bài: Khẳng định vị trí của giá trị mai trong cuộc sống. Cảm xúc khi được thưởng thức vẻ đẹp thanh cao của mai- một trong số “tứ quý” của bộ tranh “tứ bình”Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi. Dàn ý
Dàn ý: Thuyết minh về áo dài. Mở bài: Giới thiệu khái quát về giống vật nuôi (chó) Thân bài: Luận điểm 1: Nguồn gốc - Chó là loài động vật có vú, có tổ tiên là loài cáo và chó sói; sau đó tiến hóa thành loài chó nhỏ, màu xám, sống trong rừng, dần dần được con người thuần hóa và trở thành vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Luận điểm 2: Phân loại - Chó ở Việt Nam được chia thành 2 loại chính: chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam (chó cỏ) và chó có nguồn gốc từ nước ngoài (chó Alaska, chó Bulldog,…) Luận điểm 3: Đặc điểm - Chó là loài động vật có vú, các bộ phận cơ thể phát triển khá hoàn thiện, gồm: phần đầu, phần thân, và phần đuôi. - Chó đặc biệt phát triển ở các giác quan: thính giác, khứu giác, giúp nó có thể thích nghi với hoạt động săn mồi. + Chó có đôi tai to, rất thính, có thể nhận biết được 35.000 âm rung chỉ trong 1 giây + Mũi chó rất thính, có thể nhận biết tới tối đa 220 triệu mùi khác nhau. - Mắt chó có 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. - Não chó rất phát triển. Vì vậy, loài chó là một trong những loài vật được nuôi nhiều nhất trên thế giới vì sự thông minh, nhạy bén, dễ bảo, và đặc biệt trung thành với chủ. - Về thời gian sinh sản: Thời gian mang thai trung bình của chó từ 60-62 ngày. Chó khi mới sinh ra được bú mẹ và chăm sóc đến khi trưởng thành. Trong thời gian mang thai và chăm sóc con, chó mẹ rất hung dữ và nhạy cảm. - Về sức khỏe: chó có tuổi thọ khá cao so với các con vật nuôi khác, trong điều kiện thuận lợi, chó có thể sống tới 12 đến 15 năm. Luận điểm 4: Lợi ích và ý nghĩa của loài chó Luận điểm 5: Một số lưu ý khi nuôi chó - Chó là loài vật dễ nuôi, dễ bảo. Tuy nhiên khi nuôi cần chú ý một số điều: + Tránh bạo hành chó + Chú ý nguồn thức ăn: Một số thức ăn gây ngộ độc cho chó: Socola, hành, tỏi, nho,… + Đối với những loài chó dữ, người nuôi chó cần có lồng nhốt hoặc xích để giữ chó + Tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là tiêm phòng dại. Kết bài: Khái quát lợi ích của vật nuôi.Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam ( nón lá, áo dài, trò chơi thả diều...)
Dàn ý: Thuyết minh về áo dài. Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt Thân bài : - Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau. - Cấu tạo : + Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng. + Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo. + Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối. - Vai trò: + Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà... + Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. + Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao. - Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo. Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.Soạn bài VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 soạn văn 8 tập 2 Trang 47 SGK
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn