Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ soạn văn 10 Tập 2 Trang 81 82 83 SGK Cánh diều
477 View
Mã ID: 170
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ soạn văn 10 Tập 2 Trang 81 82 83 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
[caption id="attachment_19807" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ soạn văn 10 Tập 2 Trang 81 82 83 SGK Cánh diều[/caption]
c) Viết
1. Định hướng
a) Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung, nghệ thuật (cái hay, cái đẹp của một tác phẩm thơ nào đó. - Phân tích là chỉ ra và làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật biểu hiện ở từng phương diện cụ thể hoặc đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của tác phẩm thơ, - Đánh giá là nêu nhận xét của người viết về những điều đã được phân tích. Khi đánh giá, có thể nêu cả các hạn chế cũng như những điều tâm đắc, những phát hiện riêng của bản thân về tác phẩm thơ, Phân tích và đánh giá thường kết hợp với nhau,...* Tìm hiểu bài mẫu: Câu hỏi (trang 81 – 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Mở đầu nêu nội dung gì? - Người viết phân tích bài thơ theo trình tự nào? - Những chi tiết, yếu tố nào của bài thơ được chú ý phân tích? - Chú ý các nhận xét của người viết khi phân tích. - Đoạn này có phải nêu khái quát về bài thơ. Trả lời: - Mở bài, tác giả nêu lên nững thông tin về xuất xứ bào thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Tác giả phân tích bài thơ theo từng câu, từng khổ thơ. - Các dẫn chứng được lựa chọn khi phân tích: chi tiết “con đường chạy thẳng vào tim". Ở đây nêu đặc sắc về yếu tố: gợi cảm xúc, cảm nhận - Sự kết hợp giữa phân tích và đánh giá: Sự khó khăn của người lính trên chiếc xe không kính - Các yếu tố hình thức được chú ý: những nét đặc sắc trong quá trình hành quân, sinh hoạt của người lính. - Câu thơ được chú ý phân tích: ‘Chỉ cần trong xe có một trái tim” - Kết bài nêu lên ý khái quát: Cảm nhận chung về bài thơ. b) Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ, các em cần: - Đọc kĩ tác phẩm thơ, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ. - Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các dẫn chứng từ tác phẩm thơ cho mỗi luận điểm. - Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ. - Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.2. Thực hành Bài tập(trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ:
Đề 1: Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên. Đề 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ: “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) - Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề (Vẻ đẹp của đoạn thơ: nội dung và nghệ thuật; phạm vi dẫn chứng: hai khổ thơ đầu của bài thơ Đất nước,...). - Đọc kĩ lại đoạn thơ; chú ý vị trí của đoạn thơ, thể thơ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, các hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng... b) Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn sau: + Đoạn thơ thuộc phần nào trong bài Đất nước? → Phần mở đầu bài thơ + Nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì trong đoạn thơ? → Tâm trạng buồn, tràn đầy nhung nhớ + Tác giả đã sử dụng thành công những yếu tố nghệ thuật nào để biểu đạt nội dung (thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, ...)? → So sánh, từ láy,… Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động. + Đoạn thơ gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng như thế nào? → Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. - Lập dàn ý cho bài viết:Mở bài | Giới thiệu khái quát về bài thơ và nêu vấn đề: Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong hai khổ thơ mở đầu bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Ví dụ: Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay. Bằng những hình ảnh, ngôn ngữ tinh tế, trong sáng, hai khổ thơ đầu trong bài đã mở ra dòng hoài niệm của nhân vật trữ tình về mùa thu Hà Nội trong quá khứ. |
Thân bài | + Giới thiệu về đoạn thơ (tác giả, hoàn cảnh ra đời của đoạn thơ,...). + Phân tích, đánh giá đoạn thơ để làm rõ vấn đề của bài viết. Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau (theo bố cục, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, theo các khía cạnh của vấn đề,...). Ví dụ, có thể sắp xếp nội dung phân tích, đánh giá hai khổ thơ đầu của bài Đất nước theo bố cục, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình như sau: • Tín hiệu gợi nhớ về những ngày thu đã xa" (phân tích, đánh giá nội dụng và nghệ thuật của khổ thơ đầu). • Mùa thu Hà Nội trong quá khứ qua hoài niệm của nhân vật trữ tình (phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của khổ thơ sau). |
Kết bài | + Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ. + Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. |
* Bài viết mẫu tham khảo:
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:Sáng mát trong như sáng năm xưa
…
Sau lưng thềm lá… đầy
Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình. Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội. Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả. Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng. Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động. Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông. d) Kiểm tra và chỉnh sửa Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ, đoạn thơ, tự đặt ra và trả lời các câu hỏi để phát hiện và sửa lỗi theo yêu cầu sau:Nội dung kiểm tra | Yêu cầu cụ thể |
Bố cục ba phần | - Mở bài: Đã giới thiệu được đoạn thơ và nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của bản thân về đoạn thử chưa? - Thân bài: + Có giới thiệu được ngắn gọn thông tin khái quát về đoạn thơ không? + Có phân tích được các yếu tố hình thức, nội dung của đoạn thơ để làm rõ ý kiến không? + Có liên hệ, so sánh với tác giả, tác phẩm khác cũng đề tài, chủ đề, với bản thân để nhận xét về điểm gặp gỡ, sáng tạo và tác động của đoạn thơ không? + Có chia thành nhiều đoạn văn tương ứng với các ý cần triển khai không? - Kết bài: Có khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và nêu được suy nghĩ,... của người viết không? Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Các lỗi còn mắc | Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Đánh giá chung | Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Bộ đề thi HK2 môn sử 12 có đáp án
245 View