Soạn bài VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO soạn văn 6 tập 1 Trang 76 77 SGK Cánh diều

Mã ID: 677

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO soạn văn 6 tập 1 Trang 76 77 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

1. Chuẩn bị 

- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.  - Khi đọc văn bản nghị luận: + Văn bản viết về vẻ đẹp của một bài ca dao: “Đứng bên ni đồng… nắng hồng ban mai”. + Ở văn bản này, người viết định thuyết phục cho người đọc thấy được vẻ đẹp riêng của bài ca dao này mà không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác. + Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lĩ lẽ và bằng chứng cụ thể: _x009f_ Hai vẻ đẹp chính của bài ca dao: cánh đồng và cô gái. _x009f_ Phân tích hai câu đầu; _x009f_ Phân tích hai câu cuối. - Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu. + Hoàng Tiến Tựu (1933 – 1998), quê ở Thanh Hóa. Ông từng công tác tại Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Vinh (nay là Trường Đại học Vinh) và là chủ nhiệm Khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987. + Tác giả là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng trong nước: _x009f_ Văn học học dân gian Việt Nam _x009f_ Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian _x009f_ Bình giảng truyện dân gian _x009f_ Bình giảng ca dao - Liên hệ với những hiểu biết của em về các bài ca dao đã học, suy nghĩ để trả lời: + Ca dao là những sáng tác của tập thể nhân dân lao động, thường bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những buổi lao động, những kinh nghiệm được đúc kết,… Thể thơ phổ biến của ca dao: _x009f_ Lục bát _x009f_ Song thất lục bát _x009f_ Thể vãn _x009f_ Thể hỗn hợp + So sánh bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát và các bài ca dao đã học ở Bài 2: _x009f_ Giống: Đều là ca dao nói về con người. _x009f_ Khác: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát là thể hỗn hợp, nói về vẻ đẹp của cánh đồng, cô gái thăm đồng; các bài ca dao đã học ở Bài 2 là thể lục bát, nói về tình cảm con người.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các từ địa phương ni. Trả lời:  Các từ địa phương: Ni: này : kia Câu hỏi trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung phần 1 khẳng định điều gì? Trả lời:  Nội dung phần 1 khẳng định rằng vè đẹp riêng của bài ca dao là miêu tả rất hay vẻ đẹp của cánh đồng và của cô gái thăm đồng. Câu hỏi trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 2 tập trung làm sáng tỏ ý nào? Từ “bởi vì” nhằm mục đích gì? Trả lời:  - Phần 2 tập trung làm sáng tỏ sự thực bài ca dao không hoàn toàn chia hai phần rõ ràng. - Từ “bởi vì” nhằm mục đích giải thích lí do trên. Câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 3 phân tích yếu tố nào của bài ca dao? Trả lời:  Phần 3 phân tích hai câu đầu của bài ca dao. Câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Theo tác giả, hai câu cuối có gì khác biệt so với hai câu đầu của bài ca dao? Trả lời:  Theo tác giả, hai câu cuối khác biệt so với hai câu đầu của bài ca dao ở chỗ cô gái tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả chẽn lúa. Câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các từ “ngọn nắng” và “gốc nắng”. Trả lời:  Ngọn nắng: Những tia nắng ban mai. Gốc nắng: Mặt Trời nơi phát ra ánh nắng. Câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Câu cuối có thể coi là kết luận không? Trả lời:  Có thể coi câu cuối là kết luận toàn bài. 

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa? Trả lời:  - Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát để thấy được vẻ đẹp. - Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản. Câu 2 trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Theo tác giả, bài ca dao trên có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chủ ý phân tích nhiều hơn? Trả lời:  - Theo tác giả, bài ca dao trên có hai vẻ đẹp: vẻ đẹp của cách đồng và vẻ đẹp của cô gái thăm đồng. - Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản. - Vẻ đẹp của cô gái thăm đồng được tác giả chủ ý phân tích nhiều hơn. Câu 3 trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.   Trả lời:  Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh: mênh mông bát ngátbát ngát mênh mông bên nibên tê chẽn lúa đòng đòngdưới ngon nắng hồng ban mai. Câu 4 trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2, 3, 4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao theo mẫu sau:
Phần 1 Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Trả lời:  Tóm tắt nội dung chính của phần 2, 3, 4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao:
Phần 1 Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp
Phần 2 Làm sáng tỏ sự thực bài ca dao không hoàn toàn chia hai phần rõ ràng.
Phần 3 Phân tích hai câu đầu
Phần 4 Phân tích hai câu cuối
Câu 5 trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1: So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em thêm hiểu biết được những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này? Trả lời:  - So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em thêm hiểu biết về nội dung và hình thức của ca dao: + Nội dung: Ca dao là những bài thơ trữ tình được nhân dân sáng tác diễn tả tâm hồn trong sáng, tình cảm chân thành thiết tha. + Hình thức: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ,…) và đa dạng các thể thơ (lục bát, vãn, hỗn hợp,…) - Em thích đoạn 1 trong văn bản nghị luận này vì đoạn văn đã khái quát cho em biết vẻ đẹp riêng biệt ở bài ca dao này so với những bài ca dao khác.

Soạn bài VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO soạn văn 6 tập 1 Trang 76 77 SGK Cánh diều

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Chuyên đề trắc nghiệm thể tích khối lăng trụ

Chuyên đề trắc nghiệm thể tích khối lăng trụ

262 View

Đề thi thử THPT QG môn Sinh 2024 có lời giải - Đề 1

Đề thi thử THPT QG môn Sinh 2024 có lời giải - Đề 1

296 View

10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2024 có đáp án-tập 3

10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2024 có đáp án-tập 3

484 View

Bộ đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 chương 6 kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm
Tính giá trị của hàm số khi cho trước các tích phân liên quan
Nắm trọn chuyên đề nón – trụ – cầu ôn thi THPT Quốc gia môn Toán
Đề học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Kiến Thụy – Hải Phòng
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 14)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 14)

907 View

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD phát triển từ đề minh họa - Đề 4
Tuyển tập 10 đề thi trắc nghiệm giữa học kỳ 2 môn Toán 10 Cánh Diều
Đề cương giữa kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường Hoàng Văn Thụ – Hà Nội
30 đề thi thử THPT môn Ngữ văn năm 2024 có lời giải

30 đề thi thử THPT môn Ngữ văn năm 2024 có lời giải

756 View