Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 2 Trang 55 SGK Kết nối tri thức
93 View
Mã ID: 366
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 2 Trang 55 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
1. Các vấn đề được bàn trong văn bản nghị luận
- Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học,... đều có thể được nêu ra để bàn trong văn bản nghị luận. Văn bản nghị luận có giá trị phải chọn được vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người. Trước một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.2. Mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận
- Văn bản nghị luận bao giờ cũng thể hiện ý kiến của người viết. Sức thuyết phục của ý kiến phụ thuộc vào việc dùng lí lẽ và bằng chứng. Mỗi ý kiến thường được làm rõ bằng một số lí lẽ, mỗi lí lẽ được củng cố bởi một số bằng chứng. Ý kiến cần mới mẻ, lí lẽ cần sắc bén, bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu, và tất cả những yếu tố đó phải có mối liên hệ với nhau, tạo thành một hệ thống chặt chẽ.3. Biện pháp liên kết
- Sự gắn kết giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản được thể hiện bằng nhiều biện pháp (phép) liên kết, gắn với những phương tiện (từ ngữ) liên kết cụ thể, chẳng hạn: phép nối (từ ngữ nối), phép thế (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa), phép lặp (lặp lại từ ngữ đã có trong câu trước, đoạn trước),...4. Thuật ngữ
- Thuật ngữ là từ ngữ dùng để nêu các khái niệm của một số lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học. - Nghĩa của thuật ngữ là nghĩa quy ước trong phạm vi hẹp của lĩnh vực chuyên môn hoặc khoa học chuyên ngành. - Nhờ sử dụng chính xác và hợp lí các thuật ngữ, văn bản có được tính chuyên môn cao và cách biểu đạt hàm súc, tạo thuận lợi cho những cuộc trao đổi, thảo luận bổ ích xung quanh nội dung của văn bản.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn