Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 1 Trang 76 SGK Chân trời sáng tạo

Mã ID: 563

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 1 Trang 76 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Tản văn và tùy bút

Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả…) nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.  Tùy bút là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.  Chất trữ tình trong tản văn, tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc.  Cái tôi trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.  Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. 

* Mạch lạc trong văn bản: đặc điểm và chức năng

Văn bản cần phải mạch lạc. Một văn bản mạch lạc có các đặc điểm sau:   Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề.   Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa.   Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc, người nghe. 

* Ngôn ngữ của các vùng miền

 Tiếng Việt rất đa dạng với những sắc thái độc đáo ở mỗi vùng miền.   Dựa vào đặc điểm cách phát âm, chúng ta có thể nhận ra giọng miền Bắc, giọng miền Nam, giọng miền Trung. Chẳng hạn, cách phát âm của một số địa phương miền Nam và miền Trung thường không phân biệt hai thanh điệu “hỏi” và “ngã” giống miền Bắc.   Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền không chỉ thể hiện ở ngữ âm mà còn thể hiện ở mặt từ vựng. Chẳng hạn, cùng là một vật dụng dùng để ăn cơm nhưng miền Bắc gọi là “bát”, miền Nam gọi là “chén”, miền Trung gọi là “đọi”…

Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 1 Trang 76 SGK Chân trời sáng tạo

 Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm cho tiếng  Việt thêm giàu đẹp. Trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ cũng chính là trân trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.   

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề cương ôn tập môn Sinh 12 học kì 1 năm 2024

Đề cương ôn tập môn Sinh 12 học kì 1 năm 2024

359 View

Đề học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường chuyên Vị Thanh – Hậu Giang
10 đề thi học kỳ 1 Địa lí 12 trắc nghiệm có đáp án

10 đề thi học kỳ 1 Địa lí 12 trắc nghiệm có đáp án

389 View

Đề thi thử Toán TN THPT 2023 lần 1 trường chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương
Đề khảo sát Toán 9 đầu năm 2023 – 2024 trường THCS Kim Ngọc – Vĩnh Phúc
Đề chọn đội tuyển HSG Toán 9 vòng 1 năm 2023 – 2024 trường THCS Cầu Giấy – Hà Nội
Chuyên đề kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm Hóa 12

Chuyên đề kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm Hóa 12

619 View

Đề thi thử TN THPT 2024 Tiếng Anh có lời giải chi tiết-Đề 10
Bộ đề thi học kì 1 Toán 12 có đáp án và lời giải năm 2023-2024
Đề cuối kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Triệu Quang Phục – Hưng Yên
Đề cuối kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Châu Văn Liêm – Cần Thơ
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Sử có lời giải - Đề 11