Soạn bài TRÀNG GIANG văn 11 Tập 2 Trang 28 SGK

Mã ID: 849

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài TRÀNG GIANG văn 11 Tập 2 Trang 28 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Bố cục:

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân - Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ - Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ

Câu 1 (trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài - Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn - Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ - Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ

Câu 2 (Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Âm điệu chung của bài thơ: buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng.    + Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, trầm buồn trước mênh mông sóng nước, cuộc đời - Nhịp thơ ¾ tạo âm điệu đều đều, trầm buồn như sóng biển trên sông Sự luân phiên BB/ TT/ BB- TT/ BB/ TT có nhiều biến điệu trong khi sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh và hồn người.

Câu 3 (trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:    + Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở    + Cảnh vật hiu quạnh,hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn    + Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường Thi Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn...    + Tràng Giang vẫn chưa nét mới, nét hấp dẫn của thơ hiện đại: âm thanh tự nhiên, âm thanh cuộc sống bình dị, mộc mạc được đưa vào thơ - Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại

Câu 4 (trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Huy Cận thể hiện nỗi buồn trong cảnh nước nhà mất chủ quyền, vì thế ông bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắng, niềm tha thiết với tự nhiên, cảnh vật cũng theo đó nhuốm buồn - Niềm tha thiết với thiên nhiên, tạo vật cũng là niềm thiết tha với quê hương, đất nước Thực tế, ở phương diện nào đó Tràng giang là bài thơ thể hiện tình yêu đất nước, non sông - Nỗi buồn trước cảnh mất nước được hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên, Thông qua việc miêu tả cảnh vật, ông gián tiếp thể hiện tấm lòng yêu nước và nỗi buồn của mình

Câu 5 (trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tràng Giang có nhiều đặc sắc về nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự hài hòa - Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/ có... - Sử dụng đa dạng các kiểu từ láy: láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót...) láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn...) - Linh hoạt các biện pháp tu từ: hữu hạn/ vô hạn, nhỏ bé/ lớn, không/ có...

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tràng Giang khắc họa không gian rộng lớn của sóng, nước, sông chảy về vô tận    + Không gian được mở rộng theo nhiều chiều, lan tỏa sang đôi bờ    + Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở với bầu trời sâu chót vót    + Cả ba chiều của không gian nỗi buồn, nỗi cô đơn như không có giới hạn - Nhà thơ mang nặng nỗi sầu nhân thế và nỗi cô đơn của chính mình.    + Tràng Giang của trời đất, của tâm tưởng nhà thơ không những xuôi theo dòng nước còn xuôi từ hiện tại về quá khứ - Nhà thơ trở về hiện tại để tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước. - Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ở Tràng Giang góp phần vào việc thể hiện sâu sắc, tình cảm và tư tưởng của tác giả.

Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Trong câu thơ “ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi:    + Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lạ có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển, thơ mới, thơ hiện đại    + Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân thế, cái sầu nội tâm không cần mượn tới ngoại cảnh vẫn có thể thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều. Soạn bài TRÀNG GIANG văn 11 Tập 2 Trang 28 SGK

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Chuyên đề dòng điện xoay chiều có lời giải

Chuyên đề dòng điện xoay chiều có lời giải

331 View

Đề thi vào 10 chuyên môn Toán (chung – XH) năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Nam Định
Tuyển tập 55 đề ôn thi TN THPT môn Toán các sở và trường chuyên năm 2023
Đề giữa kỳ 1 Toán 11 năm 2023-2024 trường THPT Lương Ngọc Quyến-Thái Nguyên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Toán năm 2024 có đáp án - Đề 5
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lịch Sử theo đề minh họa 2024 - Đề 7
Đề thi học sinh giỏi Tiếng Anh 12 năm 2024 có đáp án - Đề 10
Đề thi thử TN THPT năm học 2023-2024 môn Vật Lí - Đề 8

Đề thi thử TN THPT năm học 2023-2024 môn Vật Lí - Đề 8

306 View

Đề giữa học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Lý phát triển từ đề minh họa-Đề 5
Ma Trận Đề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 1 Toán lớp 12 Năm Học 2023-2024
Chuyên đề trắc nghiệm ứng dụng tích phân tính diện tích