Soạn bài TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN soạn văn 9 Tập 2 Trang 169 170 171 172 SGK

Mã ID: 268

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN soạn văn 9 Tập 2 Trang 169 170 171 172 SGK

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình

Câu 1: Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện. Cụ thể: - Tự sự: trình bày sự việc - Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng. - Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan. - Nghị luận: Bày tỏ quan điểm - Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc. - Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ. Câu 2: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau. Câu 3: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể. Câu 4: a. Các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,… b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm. Ví dụ: - Truyện ngắn có phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)… - Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm. Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả. c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư: - Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường. - Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo. - Hoạn Thư và Kiều chung chồng => đều là nạn nhân chế độ đa thê - Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng. => Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt. * Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí. Câu 5: * Giống : Yếu tố tự sự ( kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo. * Khác : - Văn bản tự sự :     + Phương thức biểu đạt chính: trình bày các sự việc.     + Tính nghệ thuật : thể hiện qua cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu. - Thể loại tự sự : Đa dạng (Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…) Câu 6: a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình - Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo - Khác :     + Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)     + Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ). b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình : - Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. - Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình. - Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn - Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm. Câu 7: Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn. Trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…

II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS

Câu 1: Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. Câu 2: Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt. Câu 3: Ý nghĩa các phương thức biểu đạt : - Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn. - Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề. - Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.
Soạn bài TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN soạn văn 9 Tập 2 Trang 169 170 171 172 SGK

III. Các kiểu văn bản trọng tâm

Xem kĩ lại bảng tổng kết các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở mục (I) để nắm vững những kiến thức và định hướng kĩ năng về: - Văn bản thuyết minh - Văn bản tự sự - Văn bản nghị luận Với mỗi kiểu văn bản, hãy chú ý tới những vấn đề sau: - Mục đích biểu đạt của kiểu văn bản ấy là gì? - Kiểu văn bản ấy có những đặc điểm gì về nội dung? - Phương pháp thường dùng trong kiểu văn bản? - Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục của kiểu văn bản? Đặc biệt chú ý tới kiểu văn bản nghị luận, nhất là nghị luận văn học.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Sơn La
Chủ đề hệ trục tọa độ Oxyz ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán
Một số phương pháp giải bài toán phương trình nghiệm nguyên
Đề giữa kỳ 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Tây Thạnh – TP HCM
Tính giá trị của tích phân khi biết một hay nhiều tích phân với điều kiện cho trước
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lịch sử ĐGNL ĐH Sư Phạm Hà Nội
Đề thi thử chính thức THPT Quốc gia 2023 môn Toán Sở GD&ĐT Ninh Bình lần 1
Đề HSG Toán THCS cấp huyện năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Diên Khánh – Khánh Hòa
Chuyên đề Atlat địa lí Việt Nam ôn thi tốt nghiệp THPT có đáp án
Đề cương ôn tập môn Sinh 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024
Đề ôn thi HK2 môn Sử 12 có đáp án năm 2024-Đề 1

Đề ôn thi HK2 môn Sử 12 có đáp án năm 2024-Đề 1

212 View

Đề cuối kỳ 1 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường Lạc Long Quân – Bến Tre