Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Soạn văn 7 Tập 2 Trang 42 SGK Cánh diều
117 View
Mã ID: 1543
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Soạn văn 7 Tập 2 Trang 42 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
- Các phần các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí:
+ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Phần tiếp theo nêu các khía cạnh, nội dung nhỏ của vấn đề, làm rõ chủ đề chung của văn bản.
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí. Trả lời: Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: - Các câu văn đoạn văn đều xoay quanh chủ đề yêu nướcCâu chủ đề | |
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. | |
Lí lẽ | Bằng chứng (dẫn chứng) |
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. | Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... |
Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước | - Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. - Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến; - Công nhân tăng gia sản xuất… |
Khái quát lại vấn đề: Khẳng định truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân, và kêu gọi mọi người hành động, phát huy tinh thần ấy |
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh): a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến “lũ cướp nước”) và đoạn văn thứ hai (từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”) được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó. b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên Trả lời: a) Các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản là: - Biện pháp liên kết bằng phép lặp từ: tinh thần yêu nước; chúng ta; ta; lòng nồng nàn yêu nước. - Biện pháp liên kết thay thế từ ngữ: lòng nồng nàn yêu nước - đó; yêu nước - ấy, nó - Biện pháp liên kết bằng phép nối: các từ ngữ nối như từ…đến; tuy…nhưng; những; b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản: - Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Tiinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó. a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng) b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng) Trả lời: a) - Vị ngữ là cụm động từ: thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. - Động từ trung tâm: thấy - Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. b) - Vị ngữ là cụm động từ: hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật - Động từ trung tâm: hiểu lầm - Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dậtCâu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó. Trả lời: Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội. - Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc. - Biện pháp liên kết: phép lặp ( Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ- Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng –ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…) Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Soạn văn 7 Tập 2 Trang 42 SGK Cánh diềuĐừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn