Soạn bài THỰC HÀNH ĐỌC: NHỮNG CÁNH BUỒM soạn văn 6 tập 1 Trang 63 64 SGK Kết nối tri thức
352 View
Mã ID: 427
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài THỰC HÀNH ĐỌC: NHỮNG CÁNH BUỒM soạn văn 6 tập 1 Trang 63 64 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Nội dung chính:
Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.1. Hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện của họ.
Hình ảnh hai cha con:
+ Hai cha con bước đi trên cát + Bóng cha dài lênh khênh + Bóng con tròn chắc nịch + Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng + Nghe con bước lòng vui phơi phới. → Hình ảnh bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong trẻo của con. - Hình ảnh “cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha. Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa. - Khung cảnh cuộc dạo chơi của hai cha con: + trên bờ biển vào buổi sớm mai. + khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu. + bình minh trên biển có cát trắng mịn, nước biển xanh trong, nắng vàng óng ả. Tất cả các màu sắc hòa trộn với nhau tạo thành bức tranh ban mai tươi hồng.Cuộc trò chuyện của họ:
+ Cuộc trò chuyện đầu tiênNgười con | Người cha |
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? | Nghe con bước lòng vui phơi phới. Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây có cửa có nhà. Vẫn là đất nước của ta, Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. |
Lời nói trực tiếp: tiếng con gọi cha đầy thân thương, trìu mến. Điệp ngữ, sử dụng từ ngữ phủ định: thấy...., không thấy... → Sự tò mò ngây ngô của đứa con muốn khám phá về cuộc sống. | Lời nói trực tiếp: giải thích cho con những điều con chưa biết. Tâm trạng: lòng vui phơi phới, mỉm cười. → Niềm vui vì cùng con đi dạo, thể hiện tình cha con. Điệp ngữ: sẽ..., điệp từ ở câu trước: cây, cửa, nhà. → Giải thích một cách nhẹ nhàng cho con, ngầm ám chỉ bản thân cũng muốn khám phá phía “nơi xa” kia |
Người con | Người cha |
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi... | Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm? |
- Dùng hành động kết hợp với lời nói trực tiếp nhưng vẫn giữ thái độ “nói khẽ” như sợ cảnh vật giật mình, làm phá đi không gian yên bình. - Lời đề nghị ngây thơ: mượn buồm trắng. - Mục đích: Để con đi... → Câu nói bỏ lửng, dấu ba chấm tạo nhiều liên tưởng. → Có thể là do ba không nghe rõ hoặc thể hiện khát vọng muốn khám phá thế giới. | - Lời nói gián tiếp. - Không chắc chắn về câu nói vừa rồi: là của con hay của sóng hay của chính lòng mình. - Câu hỏi tu từ → Đó cũng đồng thời là khát vọng của người cha từ thuở còn nhỏ nhưng chưa thực hiện được. Người cha thấy mình trong chính ước mơ của con. |
2. Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm.
- Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. + Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công. + Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm là một hình ảnh đẹp, lãng mạn. Trận mưa đêm gợi liên tưởng đến những âm u, ảm đạm đã qua, nhường chỗ cho một bình minh tươi sáng, rục rỡ, ấm áp, hứa hẹn một tương lai với bao điều tốt đẹp.Soạn bài THỰC HÀNH ĐỌC: NHỮNG CÁNH BUỒM soạn văn 6 tập 1 Trang 63 64 SGK Kết nối tri thức
3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc,…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ánh nắng chảy đầy vai” → Hình ảnh ánh mặt trời rực rỡ lan tỏa khắp không gian, chảy trên cả vai của hai cha con. + Điệp cấu trúc tăng tiến: “Cát càng mịn, biển càng trong” → Bờ biển sau trận bão dữ dội trở về với sự bình yên với màu sắc tươi sáng không chỉ từ ánh mặt trời, màu vàng lan tỏa từ cả bãi cát, kết hợp với màu xanh trong của biển. + Điệp cấu trúc, đối, từ láy: “Bóng cha dài lênh khênh/ Bóng con tròn chắc nịch” → Miêu tả hình ảnh hai cha con sóng đôi, độc đáo. Đây cũng là một cách khác miêu tả ánh nắng vì có nắng thì mới có bóng. + Điệp ngữ và tăng tiến: “Cha dắt con đi” – “Cha lại dắt con đi” → Từ hình ảnh song hành, đến cuối cùng lại thể hiện sự dìu dắt của người cha, thể hiện tình cha con khăng khít.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn