Soạn bài THIÊN ĐÔ CHIẾU soạn văn 8 tập 2 Trang 48 49 50 51 SGK

Mã ID: 1010

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài THIÊN ĐÔ CHIẾU soạn văn 8 tập 2 Trang 48 49 50 51 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

 Bố cục

- Phần 1. “Xưa nhà Thương… không dời đổi”: Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.
- Phần 2. “Huống gì thành Đại La…. đế vương muôn đời”: Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô - Phần 3. Đoạn còn lại: Quyết định dời đổi.

Câu 1 ( trang 51 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

“Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc: + Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô. + Nhà Chu ba lần dời đô. → Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục tích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau. - Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia. → Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp với: + Hai nhà Đinh, Lê tự làm theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ nhà Thương Chu. + Triều đại không hưng thịnh, vận nước ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi. + Việc đóng đô của hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của cả hai triều chưa đủ mạnh (vẫn còn dựa vào thế núi sông). → Thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vua Lý Thái Tổ.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Theo vua Lý Công Uẩn, địa thế của thành Đại La có những ưu thế để đóng đô: + Từng là kinh đô cũ của Cao Vương. + Thuận lợi địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú. + Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi. + Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi. → Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.

Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

“Chiếu dời đô” là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi nó có sự kết hợp giữa lý và tình. - Thứ tự trình bày lập luận: + Dẫn sử các triều đại lớn từng dời đô trở nên hưng thịnh, bền vững. + Đối chiếu với thực trạng hai nhà Đinh, Lê khi đóng đô ở Hoa Lư. + Đưa ra những ưu điểm về mặt địa hình và điều kiện tự nhiên của thành Đại La. → Tất cả những lý lẽ trên để đi tới kết luận việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lý. - Yếu tố về tình cảm: + Dời đô nghĩa là thuận theo ý trời, noi gương lịch sử. + Mục đích triều đại được trường tồn, trăm họ không hao tổn. + Tác giả bộc lộ sự thương xót cho trăm họ dưới triều Đinh, Lê. + Tôn trọng ý kiến của bề tôi – "Các khanh nghĩ thế nào?". → Ý vua sáng suốt hợp lòng dân,thuận ý triều thần, vì thế được mọi người ủng hộ, hưởng ứng.

Câu 5 (trang 51 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì: + Khi từ bỏ vùng núi hiểm trở Ninh Bình ra thành Đại La, nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc. + Đại La là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi, để đất nước phát triển về kinh tế, dân có cơ hội phát triển. + Dời đô là dám đưa kinh đô ra đồng bằng chính là phản ánh sự lớn mạnh về thế lực, sự bản lĩnh khi dám đương đầu với thách thức. + Dời đô còn thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. → Việc dời đô khẳng định ý chí độc lập, tự cường, sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức mới.

Luyện tập

Chiếu dời đô có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận: + Đầu tiên, dẫn chứng lịch sử về các triều đại dời đô và trở nên hưng thịnh – do phù hợp với mệnh trời và lòng dân. + Dẫn ra nhà Đinh, Lê tiền triều tự làm theo ý mình vẫn đóng đô ở Hoa Lư khiến có cho vận mệnh suy, dân không phát triển. + Khẳng định và ngợi ca vị thế của thành Đại La: vị trí địa lý, thế đất, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế. + Vua Lý đánh giá Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương trời, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn . → Chiếu dời đô có sức thuyết phục do nhà vua có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc về thành Đại La- Thăng Long. Lời dụ chiếu được trình bày qua lối văn biền ngẫu, đối thoại mở với bề tôi → hợp lý hợp tình.

Soạn bài THIÊN ĐÔ CHIẾU soạn văn 8 tập 2 Trang 48 49 50 51 SGK

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2024 - Đề 9

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2024 - Đề 9

532 View

Đề giữa kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam
Chuyên đề trắc nghiệm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số
Đề cuối kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Hoàng Hoa Thám – Đà Nẵng
Đề thi HSG môn Vật lý 12 năm 2024 có đáp án - Đề 4

Đề thi HSG môn Vật lý 12 năm 2024 có đáp án - Đề 4

365 View

Đề HSG Toán 12 và lập đội tuyển thi HSG QG năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Hà Nam
Đề cương ôn tập Lịch sử 12 giữa học kỳ 1 theo từng mức độ
Chủ đề khối nón – khối trụ – khối cầu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán
Trắc nghiệm ôn tập môn Sinh 12 giữa học kỳ 2 năm 2024

Trắc nghiệm ôn tập môn Sinh 12 giữa học kỳ 2 năm 2024

217 View

Đề chọn đội tuyển thi HSG QG môn Toán năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Sóc Trăng
Ứng dụng tích phân trong bài toán diện tích hình phẳng với dữ kiện toán thực tế
Đề tham khảo giữa kỳ 1 Toán 11 KNTTVCS năm 2023 – 2024 THPT số 1 TP Lào Cai