Soạn bài NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ Soạn văn 7 Tập 2 Trang 31 SGK Cánh diều

Mã ID: 1537

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ Soạn văn 7 Tập 2 Trang 31 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

1. Định hướng

a) Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. b) Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý: - Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ). - Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi.  - Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó. -Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, tôn trọng các ý kiến khác với mình,

2. Thực hành

Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành: (1) Sau khi học bài thơ “Những cảnh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? (2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

a) Chuẩn bị (với đề 1). 

- Đọc kĩ bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).  -Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản này. 

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: + Hai ý kiến nêu trong đề 1 có gì giống nhau và khác nhau? -> Hai ý kiến nếu ra đều chung hình ảnh “cánh buồm”, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. -> Khác nhau: ý kiến đầu tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. + Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí? -> Mỗi ý kiến đều có phần đúng, nhưng vẫn thiếu ý, chưa hoàn chỉnh ý. + Ý kiến của em như thế nào? -> Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, đây là hình ảnh ẩn dụ, vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con, vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha. + Vì sao em hiểu như thế? -> Em hiểu như vậy là bởi thông qua ngữ cảnh của bài thơ và xem xét các ý kiến trong chỉnh thể bài thơ. - Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi (có hại ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông). Nội dung chính Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình. Có thể phát biểu theo gợi ý sau:  + Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến.  + Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến. + Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra một ý kiến khác. Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu.

c) Nói và nghe 

- Người nghe chủ trì nêu nội dung và cách thức trao đổi.  - Người nói dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến của mình.  - Lắng nghe ý kiến của người khác,  - Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận  - Người chủ trì tổng kết lại vấn đề đã trao đổi - Lưu ý: Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc, sử dụng điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp. Bài nói tham khảo Kính thưa thầy/ cô và các bạn, em tên là….lớp….trường… Trong những tiết học trước chúng ta đã cúng nhau tìm hiểu văn bản Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé! Trước hết chúng ta nhận thấy cả hai ý kiến nêu ra đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Tuy nhiên ở hai ý kiến có sự khác nhau: ý kiến đầu cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác. Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được. Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha. Trên đây là bài trình bày của em về hai ý kiến nói về hình ảnh cánh buồm trong thơ Hoàng Trung Thông, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người nói và người nghe cũng rút kinh nghiệm về nội dung và cách thức trao đổi về một vấn đề còn có ý kiến chưa thống nhất, - Chú ý các lỗi trong khi trao đổi như nói không rõ ràng, lộn xộn, không tập trung nghe, chưa tôn trọng ý kiến khác với quan điểm của minh,.. Soạn bài NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ Soạn văn 7 Tập 2 Trang 31 SGK Cánh diều.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Phương pháp hàm đặc trưng giải PT – BPT mũ – lôgarit – Đặng Việt Đông
Phân tích đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Toán
Trắc nghiệm ôn chương lượng tử ánh sáng có lời giải

Trắc nghiệm ôn chương lượng tử ánh sáng có lời giải

382 View

Đề thi thử Toán vào 10 lần 2 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Cửa Lò – Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Địa Lí phát triển từ đề minh hoạ – Đề 4
Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh 12 năm 2024 có đáp án - Đề 14
Tải file sách giáo khoa Tiếng Pháp lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống SGK PDF
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Sinh Học phát triển từ đề minh hoạ – Đề 2
Tính giá trị của hàm số khi cho trước các tích phân liên quan
Đề thi học kỳ 2 môn Lý lớp 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 3
Đề thi giữa HK1 Ngữ văn 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 2
Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên Đề 15 Từ Chỉ Số Lượng