Soạn bài NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC Soạn văn 12 Tập 2 Trang 159 SGK
74 View
Mã ID: 1306
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC Soạn văn 12 Tập 2 Trang 159 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Bố cục
Phần 1: Nêu vấn đề : “Trong lúc...với nó” → một số nhận xét về vốn văn hóa dân tộc Phần 2: Trình bày vấn đề : “Giữa các ...văn học” → Đặc điểm của văn hóa Việt Nam Phần 3: Kết luận : “Con đường… có bản lĩnh” → Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.Câu hỏi
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Tác giả phân tích đặc điểm văn hóa trên cơ sở: + Tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa + Nước ta có sự giao lưu văn hóa lâu đời, tiếp xúc, tiếp nhận biến đổi giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới, tiếp thu, chọn lọc + Nghệ thuật: sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường + Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều phát triển đến tuyệt kĩ - Ứng xử: trọng tình nghĩa, không chú trọng đến trí dũng, không cầu thị, cực đoan, thích an ổn + Coi trọng đời sống thế tục, không bám lấy hiện thể, hay sợ hãi cái chết + Không đề cao trí tuệ mà coi trọng khôn khéo, bi thủ thế giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn + Con người ưa chuộng người Việt hiền lành, tình nghĩa + Giao tiếp ưu chuộng hợp tình hợp lý + Cách sống người Việt an phận thủ thường + Quan niệm về cái đẹp: vừa xinh vừa khéo + Màu sắc ưa chuộng: nhẹ nhàng, thanh nhãCâu 2 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh - Mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch - Con người hiền hậu, nghĩa tình, có văn hóa nhân bản Thể hiện qua: + Công trình kiến trúc chùa Một Cột, lăng tẩm cho vua chúa + Trọng lời ăn tiếng nói: ca dao, dân ca, tục ngữ đúc kết lối ăn nói khéo léoCâu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Hạn chế nền văn hóa truyền thống: + Thiếu đột phá, tính sáng tạo mang khả năng phi phàm, kì vĩ + Trí tuệ không được đề cao, không mong cao xa, khác thường, hơn người - Nguyên nhân: ý thức từ lâu đời về sự nhỏ yếu, thực tế có nhiều khó khăn, bất trắc của dân tộcCâu 4 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp: + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc - Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tìnhCâu 5 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa nhằm nói lên tích cực, và hạn chế văn hóa Việt Nam - Tích cực: + Tính thiết thực: văn hóa gắn bó với đời sống cộng đồng + Có nét linh hoạt: thẩm thấu tích cực, cải biến cho phù hợp với đời sống người Việt + Dung hòa: giá trị nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau Hạn chế: Thiếu sức sáng tạo vĩ đại, phi phàmCâu 6 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc + Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài + Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở + Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa → Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác + Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp - Trong chữ viết, thơ ca + Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm + Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cúLuyện tập
Bài 1 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt: + Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học + Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện + Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họBài 2 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là mọi thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp. + Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường bận rộn, ít có dịp gần gũi nhau + Ngày Tết mọi người được nghỉ làm, quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, và hướng nhau tới những điều tốt đẹpBài 3 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Những hủ tục cần bài trừ trong ngày Tết Việt Nam: + Những hoạt động ăn nhậu liên miên, say xỉn điều khiển các phương tiện giao thông gây nguy hiểm cho mọi người + Nhiều người buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của người khác nhằm trục lợi cá nhân + Tệ nạn cờ bạc, cá độ gia tăng nhanh chóng Soạn bài NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC Soạn văn 12 Tập 2 Trang 159 SGKĐừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Phương pháp giải toán Con lắc lò xo
306 View