Soạn bài LÀM BÀI THƠ LỤC BÁT soạn văn 6 Tập 1 Trang 73 74 75 76 77 SGK Chân trời sáng tạo

Mã ID: 478

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài LÀM BÀI THƠ LỤC BÁT soạn văn 6 Tập 1 Trang 73 74 75 76 77 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Sáng tác thơ: 

"Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ: - Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống. -Về nghệ thuật:     + Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.     + Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.     + Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ. 

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Chăn trâu đốt lửa Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.  Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông", qua khoảnh khắc hoàng hôn đang đến,...  Tất cả hoà quyện vào nhau để cùng diễn tả thế giới cảm xúc của nhà thơ.  Nghệ thuật: - Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ. - Ngôn ngữ:    + Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi như "gió đông", "con diều", "mải mê" để vừa khắc hoạ bức tranh đồng quê thanh bình vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.    + Từ ngữ hàm súc: chỉ dùng một từ “mải mê" mà lột tả được trạng thái của người thả diều, từ "tro" lột tả được màu sắc của buổi hoàng hôn. - Sử dụng phép đối giữa "ít" và "nhiều", giữa cái hữu hình trụ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian.

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)

Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì? - Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến. Soạn bài LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT soạn văn 6 Tập 1 Trang 73 74 75 76 77 SGK Chân trời sáng tạo

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau: Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.
Tiếng Dòng 1 2 3 4 5 6 7 8
Lục B B T T B B
Bát T B B T T B B B
Lục T B T T B B
Bát T B T T T B B B

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?  - Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chăn trâu, thả diều, nướng khoai” đến những nét tiêu biểu như “gió đông” hay khoảnh khắc “hoàng hôn đến”.   - Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu cùng ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?  Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.  Tất cả đã hoà quyện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì? - Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, “rạ rơm” (hữu hình) với “gió đông” (vô hình).  Đó còn là sự liên tưởng độc đáo: “củ khoai nướng bị cháy hồng rực” đến “cảnh hoàng hôn” bao trùm không gian rộng lớn.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát? Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu:      + Bài thơ lục bát phải có các câu lục và câu bát xen kẽ      + Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

* Hướng dẫn quy trình viết

Các em đọc kĩ trong SGK đã hướng dẫn cụ thể cho các em Bước 1: Xác định đề tài Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ Bước 3: Làm thơ lục bát Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi HK1 Sinh Học 12 NH 2023 - 2024 có đáp án - Đề 3

Đề thi HK1 Sinh Học 12 NH 2023 - 2024 có đáp án - Đề 3

375 View

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Lịch sử có đáp án-Đề 2
Đề học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường Phổ thông DTNT tỉnh Gia Lai
Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Cần Thơ
30 câu trắc nghiệm cacbohiđrat theo từng mức độ

30 câu trắc nghiệm cacbohiđrat theo từng mức độ

316 View

Bộ đề tập huấn giữa kì 2 Toán 11 năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Lâm Đồng
Đề thi HSG 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 6

Đề thi HSG 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 6

499 View

Trắc nghiệm vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn

Trắc nghiệm vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn

331 View

Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Cửa Lò – Nghệ An
Đề thi thử Toán tốt nghiệp THPT 2023 lần 1 trường Đinh Tiên Hoàng – Ninh Bình
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán (không chuyên) năm 2023 – 2024 trường PTNK – TP HCM
Tuyển tập 30 đề ôn tập giữa kì 1 Toán 10 KNTTvCS

Tuyển tập 30 đề ôn tập giữa kì 1 Toán 10 KNTTvCS

449 View