Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN soạn văn 10 Tập 2 Trang 33 SGK Cánh diều
98 View
Mã ID: 153
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN soạn văn 10 Tập 2 Trang 33 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
[caption id="attachment_19723" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN soạn văn 10 Tập 2 Trang 33 SGK Cánh diều[/caption]
1. Tiểu thuyết và truyện ngắn
Tiểu thuyết và truyện ngắn đều thuộc loại tác phẩm truyện.
- Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Tiểu thuyết có nhiều loại, ở bài 5 tập trung vào tiểu thuyết chương hồi
- Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.
2. Điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri.
- Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật .
- Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật,…bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện: VD: Những ngày cuối cùng của chiến tranh (Vũ Cao Phan), phần lớn thông tin cung cấp cho người đọc đến từ trải nghiệm cá nhân và khả năng quan sát cảm nghĩ của người kể chuyện xưng “tôi”
Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể. Tuy nhiên, điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.
- Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật. Ví dụ: Người kể chuyện trong các tiểu thuyết chương hồi như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái). Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) biết rất rõ sự việc, diễn biến và kết cục tất yếu của mọi chuyện và thường tự tin đưa ra các nhận xét bình luận về nhân vật, sự việc,… Trong truyện Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh), người kể chuyện có khả năng đi chuyển điểm nhìn linh hoạt, thâm nhập vào đời sống nội tâm phức tạp của các nhân vật. Ở truyện ngắn này, người kể chuyện toàn tri thường mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nói trực tiếp, gẫn gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.
3. Biện pháp tu từ chêm xen
- Chêm xen là biện pháp tu từ, theo đó, tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn. Ví dụ:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn