Soạn bài KỂ CHUYỆN: VÌ MUÔN DÂN giải Tiếng Việt 5 tập 2 Trang 73 SGK
87 View
Mã ID: 2208
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài KỂ CHUYỆN: VÌ MUÔN DÂN giải Tiếng Việt 5 tập 2 Trang 73 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Câu 1 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.
Trả lời: * Đoạn Một (bức tranh 1): Ông Trần Liễu biết mình khó qua khỏi cơn bạo bệnh, liền cho gọi con trai Trần Quốc Tuấn để trối lại những lời cuối cùng. * Đoạn Hai (bức tranh 2): Cùng thời điểm đó, giặc Nguyên kéo quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành, cướp bóc tài sản... Lòng dân vô cùng oán hận. * Đoạn Ba (bức tranh 3): Trần Quốc Tuấn cùng các chiến sĩ nghênh đón Trần Quang Khải. * Đoạn Bốn (bức tranh 4): Trần Quốc Tuấn tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải. * Đoạn Năm (bức tranh 5): Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cùng các vị bô lão tại hội nghị Diên Hồng luận bàn việc nước. * Đoạn Sáu (bức tranh 6): Giặc Nguyên bại trận tháo chạy về nước.Soạn bài KỂ CHUYỆN: VÌ MUÔN DÂN giải Tiếng Việt 5 tập 2 Trang 73 SGK
Câu 2 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời: Năm 1235, ông Trần Liễu lâm bệnh nặng khó qua khỏi nên cho gọi con trai là Trần Quốc Tuấn lúc đó mới năm, sáu tuổi mà dặn rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt được". Biết cha mình không quên được mối hiềm khích với vua Trần Nhân Tông, nên Trần Quốc Tuấn đành gật đầu để yên lòng cha. Nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn nghĩ rằng đó là điều phi lí nên tìm mọi cách giảng hòa mối hiềm khích của gia tộc, để đi đến thống nhất mà lo chống giặc ngoại xâm, củng cố, xâu dựng đất nước vững bền. Vào cuối năm 1284, giặc Nguyên kéo hàng chục vạn quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành đến đó, gây bao cảnh tang tóc, đau thương. Dân tình rất oán hận. Trước tình thế đó, vua Trần Nhân Tong cho mời Trần Quốc Tuấn đến. Tại kinh đô Thăng Long, Trần Quốc Tuấn cho mời tể tướng Trần Quang Khải đến để cùng bàn bạc tìm kế sách đánh giặc Nguyên. Trần Quang Khải vốn dĩ rất ngại tắm, nên Trần Quốc Tuấn sai người nấu nước với các loại hoa thơm và tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải. Vừa tắm cho vị tể tướng, Trần Quốc Tuấn vừa chuyện trò đùa vui: - Thật may mắn cho tôi khi được tắm cho tể tướng. Trần Quang Khải xúc động nói lại với Trần Quốc Tuấn: - Tôi mới là người may mắn khi được Quốc công Tiết chế tắm cho. Việc tắm gội và cuộc nói chuyện chân tình cởi mở đó đã dần xóa đi mối hiềm khích trong gia tộc và những vị trụ cột của triều đình đã sát cánh bên nhau cùng lo việc nước. Ngày hôm sau, Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn ăn mặc tề chỉnh vào cung yết kiến đức vua. Vua đã chờ sẵn hai người. Đức vua mở đầu cuộc bàn bạc bằng lời nói chân tình: - Trước đây, giặc Nguyên đã bị quân và dân ta đánh đại bại. Lần này chúng lại xâm lược nước ta với lực lượng hùng hậu hơn, mạnh hơn trước rất nhiều. Vậy các khanh đã có kế sách gì để đánh tan giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi cho trăm họ được nhờ? Hưng Đạo trình tâu vua kế sách của mình, rồi chốt lại việc phải làm trước mắt là: - Cần phải triệu tập bô lão cả nước về kinh để bàn bạc, đi đến quyết tâm đánh giặc Nguyên xâm lược. Làm như thế là ta đã tập hợp được ý nguyện trăm họ, quyết tâm của trăm họ, thì thế giặc có mạnh đến đâu cũng bị bại trận. Nhà vua thuận ý và ra chiếu triệu tập các bô lão từ mọi miền của đất nước về dự hội Diên Hồng bàn bạc việc quốc gia đại sự. Hội Diên Hồng lịch sử đó diễn ra vào sáng đầu xuân năm 1285. Trước đông đủ bô lão, các tướng sĩ, vua dõng dạc hỏi: - Sứ nhà Nguyên trình thư, xin mượn đường đi qua nước ta để đánh Chăm Pa, vậy ý các ngươi như thế nào? Hưng Đạo khẳng khái tâu với vua: - Cho giặc Nguyên mượn đường là mất nước. Sau lời tâu của Hưng Đạo, hội Diên Hồng vang lên tiếng nói của các bô lão và tướng sĩ: - Không cho giặc Nguyên mượn đường. Vua tỏ ra cảm kích trước khí thế hừng hực đó, nên vua hỏi tiếp: - Nên hòa hay nên đánh? Cả hội nghị Diên Hồng vang lên tiếng nói đồng thanh: - Nên đánh! - Sát Thát! Hội nghị Diên Hồng là hội nghị ý nguyện muôn dân và tướng sĩ đồng lòng đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Nhờ vậy mà vua Trần đã lãnh đạo toàn dân đánh tan giặc Minh xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên cho trăm họ, giữ yên bờ cõi, giang sơn của đất nước Việt Nam.Câu 3 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Trả lời: Câu chuyện ca ngợi tinh thần đoàn kết của dân tộc ta và ý chí đánh tan kẻ thù xâm lược, giữ yên bờ cõi, giang sơn gấm vóc của đất nước Việt Nam thân yêu.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
SÁCH VĂN MẪU 12
382 View