Soạn bài GIỚI THIỆU QUY TẮC LUẬT LỆ CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG HAY TRÒ CHƠI soạn văn 7 Tập 1 Trang 114 SGK Cánh diều

Mã ID: 1626

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài GIỚI THIỆU QUY TẮC LUẬT LỆ CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG HAY TRÒ CHƠI soạn văn 7 Tập 1 Trang 114 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

1. Định hướng

a. Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là giới thiệu cho người nghe những quy định của một hoạt động, một trò chơi mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và chấp hành b. Để giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý: - Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi - Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi đã chọn - Lập dàn ý cho bài nói của mình - Trình bày ý kiến theo dàn ý; chú ý đến giọng nói, tư thế, nét mặt, cử chỉ,… - Đảm bảo thời gian trình bày, biết nhường lời và lắng nghe ý kiến của người khác.

2. Thực hành

Bài tập (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang", giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em. a. Chuẩn bị - Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang, tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy định của hoạt động đấu vật - Xem lại nội dung phần Viết đã thực hành - Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày nếu có. b. Tìm ý và lập dàn ý  - Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: [caption id="attachment_24336" align="aligncenter" width="770"]Soạn bài GIỚI THIỆU QUY TẮC LUẬT LỆ CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG HAY TRÒ CHƠI soạn văn 7 Tập 1 Trang 114 SGK Cánh diều Soạn bài GIỚI THIỆU QUY TẮC LUẬT LỆ CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG HAY TRÒ CHƠI soạn văn 7 Tập 1 Trang 114 SGK Cánh diều[/caption] - Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần (ví dụ về hoạt động đấu vật ở Bắc Giang) Mở đầu: - Giới thiệu hoạt động. Ví dụ: Đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gia cần tôn trọng, tuân thủ trong đấu vật. Nội dung chính: - Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn: + Đối tượng tham gia gồm những ai + Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì? + Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào? Kết thúc - Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật của truyền thống nói chung. c. Nói và nghe Người nói - Dựa vào dàn ý để trình bày, giải thích về quy tắc luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp. Người nghe - Tập trung lắng nghe ý kiến của người khác - Nhận xét được những điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói - Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận. Bài nói tham khảo Xin chào các bạn mình là… là học sinh lớp… Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn một trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang mình, thường được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến xuân về đó là trò chơi ném còn. Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m -30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).  Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no. Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu. Đó là trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang của mình. Hãy chia sẻ với mình những trò chơi truyền thống ở quê hương bạn nhé. d. Kiểm tra và chỉnh sửa - Người nói: Đối chiếu với dàn ý, tham khảo nhận xét của các bạn để kiểm tra + Nội dung và cách thức trình bày quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật đã đáp ứng được yêu cầu chưa? Cần bổ sung và điều chỉnh những gì?... + Nhận biết các lỗi về nội dung và cách thức trình bày; có hướng sửa chữa các lỗi trong khi phát biểu, giới thiệu. - Người nghe: Nắm được nội dung mà bạn giới thiệu, nhất là các quy định luật lệ của một trận đấu; hỏi lại các điểm chưa rõ, bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy người nói nêu chưa đủ;… - Rút kinh nghiệm về thái độ khi nghe người nói phát biểu, trình bày.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề cuối kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Trần Quốc Tuấn – Kon Tum
150 Câu hỏi trắc nghiệm chương 6 - Lượng tử ánh sáng có đáp án
Trắc nghiệm ôn tập Hóa 12 HK1 theo từng mức độ

Trắc nghiệm ôn tập Hóa 12 HK1 theo từng mức độ

361 View

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lý có lời giải (Đề 1)
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Địa bám sát đề minh họa - Đề 5
Đề thi HK2 Lý 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 7

Đề thi HK2 Lý 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 7

245 View

Đề thi HK1 môn Địa 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1

Đề thi HK1 môn Địa 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1

322 View

Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Tương Dương – Nghệ An
Đề giữa học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Nguyễn Huệ – TT Huế
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
05 đề ôn thi giữa học kì 1 môn Toán 11 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
100 câu trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT 2024 theo dạng