Soạn bài BUỔI HỌC CUỐI CÙNG soạn văn 10 Tập 2 Trang 78 79 80 SGK Chân trời sáng tạo

Mã ID: 75

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Son bài BUỔI HỌC CUỐI CÙNG son văn 10 Tp 2 Trang 78 79 80 SGK Chân tri sáng to. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Soạn bài BUỔI HỌC CUỐI CÙNG soạn văn 10 Tập 2 Trang 78 79 80 SGK Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Tiếng mẹ đẻ luôn là điều vô cùng thiêng liêng, quý giá đối với mỗi người nói riêng và mỗi quốc gia, dân tộc nói chung, cùng đón đọc Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Buổi học cuối cùng, một tác phẩm thấm đẫm chất nhân văn để hiểu hơn về giá trị sâu sắc của tiếng mẹ đẻ. [caption id="attachment_19442" align="aligncenter" width="730"]Soạn bài BUỔI HỌC CUỐI CÙNG soạn văn 10 Tập 2 Trang 78 79 80 SGK Chân trời sáng tạo Soạn bài BUỔI HỌC CUỐI CÙNG soạn văn 10 Tập 2 Trang 78 79 80 SGK Chân trời sáng tạo[/caption]

Câu 1 trang 80 ): Tóm tắt câu chuyện trong văn bản trên.

Trả lời: Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Bởi ngày hôm sau, các học sinh vùng An-dát sẽ phải học bằng tiếng Đức, bằng thứ tiếng của kẻ chiến thắng trong chiến tranh, nghĩa là bọn họ không còn được học bằng tiếng mẹ đẻ. Buổi học đã diễn ra một cách trang trọng. Thầy Ha-men khác hẳn mọi lần: mặc lễ phục, chuẩn bị giấy viết rất đẹp và nhắc nhở nhẹ nhàng khi Phrăng đến muộn. Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

Câu 2 trang 80 ): Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Trả lời: - Chủ đề: Sự lưu luyến và tiếc nuối của những người vùng An-dát về buổi học tiếng Pháp cuối cùng. - Thông điệp: + Thông điệp về sự tồn tại của một quốc gia gắn liền với ngôn ngữ của quốc gia đó. + Thông điệp về lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.

Câu 3 trang 80): Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện?

Trả lời: Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng. Việc sử dụng điểm nhìn ấy đem lại sự gần gũi cho văn bản vì nó là câu chuyện được kể từ người trong cuộc, đồng thời là của một cậu bé.

Câu 4 trang 80 ): Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

Trả lời: - Trang phục: mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng (áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu). - Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học chu đáo. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng đã dồn sức để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". => Thầy Ha-men là một người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 5 trang 80 ): Kết thúc câu chuyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước?

Trả lời: Kết thúc câu chuyện gợi cho tôi suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu đất nước, dân tộc cần phải được biểu hiện trong việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ của đất nước, dân tộc đó. Như trong văn bản Buổi học cuối cùng, tác giả đã viết: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Cũng như câu nói của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Ngôn ngữ chính là nơi lưu giữ ký ức, bản sắc của dân tộc đó, là điều sống còn của một dân tộc.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 10

Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 10

532 View

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử (Đề 8)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử (Đề 8)

476 View

Đề cuối học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Nghi Lộc 4 – Nghệ An
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa lí có đáp án - Đề 20

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa lí có đáp án - Đề 20

441 View

Đề thi thử THPT QG Ngữ Văn 2024 có đáp án - Đề 17

Đề thi thử THPT QG Ngữ Văn 2024 có đáp án - Đề 17

422 View

Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán Lớp 12 Năm 2023 - 2024 Có Lời giải - Đề 1
Đề thi thử HK2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Cam Lộ – Quảng Trị
Đề ôn tập giữa kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Duy Tân – Kon Tum
Bài giảng môn Toán 10 học kì 1 – Nguyễn Công Hạnh

Bài giảng môn Toán 10 học kì 1 – Nguyễn Công Hạnh

348 View

Chuyên đề Atlat địa lí Việt Nam ôn thi tốt nghiệp THPT có đáp án
Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Kỳ Anh – Hà Tĩnh
10 đề kiểm tra Amin–Aminoaxit-protein - Polime và Vật liệu Polime