Lời giải BÀI 17: PHÉP CHIA HẾT ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN soạn Toán 6 Trang 74 Kết nối tri thức với cuộc sống

Mã ID: 2743

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Cùng Captoc.vn tìm hiểu tài liệu Lời giải BÀI 17: PHÉP CHIA HẾT ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN soạn Toán 6 Trang 74 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Phép chia hết

Luyện tập 1 trang 73 Toán lớp 6 Tập 1:

1. Thực hiện phép chia 135 : 9. Từ đó suy ra thương của các phép chia 135 : (- 9) và  (-135) : (-9) 2. Tính: a) (-63) : 9; b) (-24) : (-8).  Lời giải: 1. 135 : 9 = 15 Từ đó ta có: 135 : (-9) = -15;                         (-135) : (-9) = 15 2. a) (-63) : 9 = - (63 : 9) = -7; b) (-24) : (-8) = 24 : 8 = 3.

2. Ước và bội

Luyện tập 2 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Tìm các ước của – 9;                          b) Tìm các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20. Lời giải: a) Ta có các ước nguyên dương của 9 là: 1; 3; 9 Do đó tất cả các ước của -9 là: -9; -3; -1; 1; 3; 9 b) Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6… ta được các bội dương của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;… Do đó các bội của 4 là …; -24; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;… Vậy các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20 là -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16.

Tranh luận trang 74 Toán lớp 6 Tập 1:

Bài tập

Bài 3.39 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1:

Tính các thương: a) 297 : (-3);  b) (-396) : (-12);  c) (-600) : 15. Lời giải: a) 297 : (-3) = - (297 : 3) = - 99 b) (-396) : (-12) = 396 : 12 = 33 c) (-600) : 15 = - (600 : 15) = - 40.

Bài 3.40 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Tìm các ước của mỗi số: 30; 42; - 50. b) Tìm các ước chung của 30 và 42. Lời giải: a) * Tìm các ước của 30: Ta có: 30 = 2.3.5 Các ước nguyên dương của 30 là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30 Do đó tất cả các ước của 30 là:  -30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30 * Tìm các ước của 42: Ta có: 42 = 2. 3. 7 Các ước nguyên dương của 42 là: 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42 Do đó tất cả các ước của 42 là: -42; -21; -14; -7; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42 * Tìm các ước của – 50: Ta có 50 = 2.52 Các ước nguyên dương của 50 là: 1; 2; 5; 10; 25; 50 Do đó tất cả các ước của - 50 là: -50; -25; -10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10; 25; 50 b) Các ước chung nguyên dương của 30 và 42 là: 1; 2; 3; 6 Do đó các ước chung của 30 và 42 là:  -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6. 

Bài 3.41 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1:

Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử:  M = {x ∈ Z | x ⁝ 4 và -16 ≤ x < 20 } Lời giải: Vì x là số nguyên chia hết cho 4 nên x là bội của 4. Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6… ta được các bội dương của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;… Do đó các bội của 4 là: …; -24; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24 Mà các bội của 4 lớn hơn hoặc bằng - 16 và nhỏ hơn 20 là -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16 Vậy M = {-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16}.

Bài 3.42 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: 

Tìm hai ước của 15 có tổng bằng – 4. Lời giải: Ta có: 15 = 3. 5 Các ước nguyên dương của 15 là: 1; 3; 5; 15 Do đó tất cả các ước của 15 là: -15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15 Nhận thấy: (- 5) + 1 = - (5 – 1) = - 4;                    (-1) + (- 3) = - (1 + 3) = - 4 Vậy hai ước có tổng bằng 4 là – 5 và 1 hoặc – 1 và – 3.

Bài 3.43 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1:

Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho – 3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho – 3. Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát. Lời giải: Giả sử a và b là hai số nguyên cùng chia hết cho -3. Khi đó có hai số nguyên p và q sao cho a = (- 3).p và b = (- 3). q. +) Ta có: a + b = (-3). p + (- 3). q = (-3). (p + q) Vì (- 3) ⁝ (- 3) nên (-3). (p + q) ⁝ (- 3) hay (a + b) ⁝ (- 3)  +) Ta có: a - b = (-3). p - (- 3). q = (-3). (p - q)  Vì (- 3) ⁝ (- 3) nên (-3). (p - q) ⁝ (- 3) hay (a - b) ⁝ (- 3) Vậy nếu hai số cùng chia hết cho – 3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho – 3. Tổng quát: Nếu hai số nguyên cùng chia hết cho một số nguyên c (c   0) thì tổng (hay hiệu) của chúng cũng chia hết cho c. Ta có thể chứng minh kết luận trên như sau: Giả sử a ⁝ c và b ⁝ c có nghĩa là a = cp và b = cq (với p, q  ). Suy ra a + b = cp + cq = c. (p + q). Vì c ⁝ c nên [c. (p + q)] ⁝ c Vậy (a + b) ⁝ c. Lời giải BÀI 17: PHÉP CHIA HẾT ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN soạn Toán 6 Trang 74 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Nội dung ôn tập học kì 1 Toán 12 năm 2023 – 2024 trường THPT Trần Phú – Hà Nội
Đề thi cuối học kì 1 môn Toán 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 1
Tuyển tập 10 đề thi trắc nghiệm cuối học kỳ 2 môn Toán 10 KNTTvCS
Trắc nghiệm hóa 12 bài 31 sắt có đáp án

Trắc nghiệm hóa 12 bài 31 sắt có đáp án

275 View

Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên Đề 10 Câu Hỏi Đuôi
Đề cuối kì 1 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Đô Lương 1 – Nghệ An
Đề khảo sát chất lượng Toán 12 năm 2023 liên trường THPT – Hải Phòng
Chuyên đề quan hệ vuông góc trong không gian Toán 11 CTST

Chuyên đề quan hệ vuông góc trong không gian Toán 11 CTST

332 View

Chuyên đề hình học không gian Toán 12 – Lê Quang Xe

Chuyên đề hình học không gian Toán 12 – Lê Quang Xe

375 View

Các bài giảng trọng tâm theo chương trình chuẩn môn Toán 12
Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2024 - Đề 4

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2024 - Đề 4

298 View

110 Câu Trắc Nghiệm Phương Trình Mặt Phẳng Có Đáp Án

110 Câu Trắc Nghiệm Phương Trình Mặt Phẳng Có Đáp Án

316 View